Trang chủ Loa Phường Khôi hài tiêu chuẩn kép trong vấn đề kiểm duyệt của các...

Khôi hài tiêu chuẩn kép trong vấn đề kiểm duyệt của các rận chủ No-U

190
0

Giới rận chủ luôn kêu ca rằng Việt Nam không có tự do, đồng thời ngày ngày lên tiếng đòi quyền tự do xuất bản, tự do báo chí, tự do phát hành. Điển hình, rận chủ thành lập hàng loạt nhà xuất bản như Nhà xuất bản Trí thức của Nguyễn Quang A, Nhà xuất bản Giấy vụn của Bùi Chát hay Nhà xuất bản Tự do của Đoan Trang hoạt động không giấy phép, chuyên ấn hành chui các cuốn sách hj nhằm chống lại hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam.

Khôi hài tiêu chuẩn kép trong vấn đề kiểm duyệt của các rận chủ No-U

Mặc dù hô hào chống lại hệ thống kiểm duyệt của Việt Nam ra gì, nhưng thỉnh thoảng, đám rận lại bu vào xâu xé, kêu la đòi hệ thống kiểm duyệt phải hoạt động hết công suất, phải kiểm duyệt và cấm chiếu, cấm phát hành các sản phẩm “trái ý họ” liên tục. Mới đây, nhà hoạt động dân chủ Hoàng Dũng còn viết hẳn một bài trách hệ thống kiểm duyệt Việt Nam đã không kiểm duyệt sản phẩm cẩn thận bộ phim Everest – Người tuyết bé nhỏ.

Thế là, một mặt, giới rận chủ muốn hệ thống kiểm duyệt Việt Nam hoạt động; mặt khác, các rận lại hô hào tự do ấn bản, tự do phát hành, tự do khỏi kiểm duyệt. Thực tế là, trước năm 2015, hệ thống kiểm duyệt phim ảnh, báo chí, ấn bản sách ở Việt Nam hoạt động tương đối hiệu quả. Các bộ phim bạo lực, thiếu tính nghệ thuật, tuyên truyền thông tin sai sự thật đều bị cấm chiếu ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với bùng nổ hội nhập, cơ chế thị trường, áp lực từ bên ngoài đòi tự do ấn bản, tự do phát hành, chống kiểm duyệt của Mỹ, phương Tây và các quốc gia lớn đều muốn “sản phẩm văn hóa” của họ “xâm lược” thị trường Việt Nam, cùng với sự phát triển bùng nổ của các công ty tư nhân, các nhà làm phim độc lập, và đặc biệt là sự phát triển của mạng xã hội khiến cho ai cũng có quyền lên tiếng mà không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, có nhiều áp lực đã đặt lên vai những người làm công tác kiểm duyệt. Cũng từ đây, hệ thống kiểm duyệt với các sản phẩm công khai ở Việt Nam đã lơi lỏng đi ít nhiều.

Bằng chứng là, hàng loạt quyển sách đáng bị cấm lưu hành vẫn lọt lưới như năm 2015 công ty sách Nhã Nam vẫn cho in thơ của Nhã Thuyên – một kẻ lợi dụng văn chương để chống đối chính quyền. Năm 2016, tiểu thuyết Trư cuồng của Phạm Xuân Khánh được xuất bản và bày bán công khai dưới cái tên mới là Chuyện ngõ nghèo. Đặc biệt, đến năm 2019, cuốn sách do Trịnh Hữu Long dịch cũng được bán công khai tại các nhà sách. Đồng thời, bên cạnh các cuốn sách được cấp phép đầy đủ, nhà xuất bản Tự do cũng xuất bản phi pháp những cuốn sách của Phạm Đoan Trang.

Về phim ảnh, nếu Trung Quốc cấm vô lý các bộ phim xuyên không, phim lịch sử, thì ở Việt Nam, các nhà làm phim thoải mái làm phim xuyên không, lịch sử, phim xã hội như Cô Ba Sài Gòn, Lô Tô, Song Lang, Hai Phượng,…

Đây chính là biểu hiện cho việc hệ thống kiểm duyệt ở Việt Nam đã lơi lỏng so với trước. Phải đau xót thừa nhận rằng, phong trào đấu tranh chống kiểm duyệt của các rận chủ đã phát huy tác dụng. Phát huy đến mức vì rận chủ đấu tranh phản đối kiểm duyệt, đòi tự do biểu hiện quá nhiều, nên dẫn đến nông nỗi sót kiểm duyệt với các phim hành động không não như Điệp vụ biển Đỏ, hoạt hình dành cho trẻ em Everest – Người tuyết bé nhỏ. Để rồi khi các bộ phim trên lọt hố kiểm duyệt, đám rận lại kêu la tại sao không kiểm duyệt chặt chẽ phim ảnh. Đúng là lập luận của rận, quá khó chiều!

Tiêu chuẩn kép của đám rận chủ đã khiến bọn rận vừa có tiếng đấu tranh vì tự do, nhân quyền, lại vừa có quyền tuyền truyền đủ thứ hầm bà lằng mà chúng thu nhặt được, bất kể tính đúng sai, đạo đức hay phi đạo đức, tuyên truyền kích động chính trị hay không. Và rõ ràng, có một hậu quả nhãn tiền của phong trào phản đối kiểm duyêt của đám rận chủ gây ra mà chúng ta có thể nhìn thấy ngay được, đó là:

Nhà xuất bản Tự Do tự do xuất bản sách vi phạm bản quyền, sai khái niệm luật pháp.

Phản đối kiểm duyệt tạo điều kiện cho phim ảnh Trung Quốc tuyên truyền chính trị sai sự thật, vi phạm luật pháp quốc tế được công khai chiếu rạp ở Việt Nam.

Cần phải nhấn mạnh một điều rằng, trước khi có phong trào tự do ấn bản, tự do biểu hiện do các rận chủ phát động, thì các rạp phim Việt Nam hoàn toàn vắng bóng những bộ phim tuyên truyền chính trị cho Trung Quốc. Vậy thì, rõ ràng cần phải đặt lại vấn đề: Liệu rằng phong trào tự do ấn bản, tự do biểu hiện có mở đường tuyên truyền chính trị cho Trung Quốc và các thế lực thù địch khác không? Và hãy tỉnh táo trước âm mưu đằng sau lời hô hào tự do biểu hiện của đám rận chủ.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây