Trang chủ Luận bàn - Phản biện Lê Mã Lương – Anh hùng trở cờ

Lê Mã Lương – Anh hùng trở cờ

215
0

Có lẽ các cụ công thần sư đoàn 304B bây giờ có nằm ở dưới suối vàng, cũng không bao giờ nghĩ rằng người như Lê Mã Lương được mình đem lên đào tạo giờ lại đổ đốn như thế này. Uổng công các cụ đã tạo ra hình ảnh chàng thanh niên hình mẫu cho cả nước về lý tưởng cách mạng thời chống Mỹ.

Lê Mã Lương trưởng thành từ sư đoàn 304B, một sư đoàn thiện chiến bậc nhất của quân đội thời chống Mỹ. Thật ra sư đoàn 304 thời chống Pháp thành tích so với các sư đoàn khác như 320,308,316… không có gì nổi bật, đến mức tướng Lê Chưởng chính ủy đầu tiên của sư đoàn khi nói về công trạng cũng phải thốt lên “Nhận nhiệm vụ hướng thứ yếu nên phải nhận thành tích thứ yếu”. Năm 1967 bộ kiện toàn sư đoàn 304B tăng cường hàng loạt các cán bộ dân học Nga để đưa vào nam tham chiếm . Trong đợt này có vị tướng nổi tiếng là Thái Dũng, Hoàng Đan, Lê Công Phê cùng vào chiến trường để đánh phía tây đường 9 mang theo cả người “anh hùng trở cờ” Lê Mã Lương nổi danh sau này. Dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Đan, Trung đoàn trưởng 24 Lê Công Phê, chủ công trận làng Vây đánh bằng xe tăng đầu tiên của quân đội. Trận này bắt sống và gần 400 tên,gây chấn động tòa bạch ốc. Lê Mã Lương là lính của e24 của Lê Công Phê đồng hương Thanh Hóa .

Sư 304B chống Mỹ là bậc thấy đánh đấm ở Khe Sanh- đường 9 ,dàn cán bộ quân sự và chính trị toàn lão luyện. Thời chống Pháp sư 304 ko nổi bật, thành tích ít, không có một cá nhân tiêu biểu nào. Trong khi đó các sư 308, 320,312.. đều có các cá nhân tiêu biểu số má. Vậy nên khi đại hội thi đua quyết thắng, các cụ 304B cần một hình tượng để khích lệ tinh thần chiến đấu của chiến sỹ và Lê Mã Lương được đôn lên nòng cốt cho 304B thành điểm sáng. Cái này công cụ Phê cũng không hề nhỏ

Thời đó các cán bộ chính ủy 304B như Hoàng Thế Thiện, Lê Tâm, Trần Bình… Mang Lê Mã Lương thành hình mẫu tiêu biểu cho 1 sư đoàn thiện chiến bậc nhất. Và câu nói ” cuộc đời đẹp nhất trên mặt trận chống quân thù ” được các chính ủy mớm lời phổ biến từ đây. Sức mấy tuổi 19,20 mà có câu khái quát cho cả thế hệ thanh niên chống Mỹ lúc bấy giờ.

Đó là câu chuyện của thời chống Mỹ, còn câu chuyện của đánh biên giới phía bắc.

Trung đoàn 568 nơi Lê Mã Lương từng làm trung đoàn trưởng nó là đơn vị khung huấn luyện quân cho chiến trường thời chống Mỹ. Nó chuyên huấn luyện lính sơn cước bổ sung cho các đơn vị đánh nhau ở tTrường Sơn trong thời gian kháng chiến chống Mỹ. Đây là một đơn vị khá nổi tiếng về luyện quân, khoảng vài vạn quân đã được huấn luyện qua đây cho tới thời Lê Mã Lương. Trung đoàn này thời chống tàu nó nằm trong đội hình sư 328 thuộc đặc khu Quảng Ninh. Nó được bộ mặc định là trung đoàn cơ động tăng cường cho các mặt trận phía bắc.

Năm 1983 bộ rút cụ Nguyễn Chơn vào quân khu 5, nhằm tiêu diệt nốt tàn quân Khơme đang được TQ và Mỹ hộ trợ ở biên giới Thái Lan. Trung Quốc giải áp lực cho Khơme đỏ bằng xua quân tiến công Vị Xuyên. Do tính chất ác liệt của chiến trường Vị Xuyên bộ điều Lê Mã Lương mang e568 của sư 328 từ Quảng Ninh sang để bổ sung cho chiến trường, đổi phiên hiệu là e983 phòng thủ ngã ba Thanh Thủy và núi Pha Hán. Trong Trận đánh đêm 22 rạng ngày 23/9/1985 của đơn vị phòng thủ của Lê Mã Lương đánh đấm như hạch, làm tư tưởng của toàn bộ mặt trận vị xuyên lung lay. Cách bố phòng kém, phòng ngự sơ hở, dựa vào tinh thần dũng cảm của bộ đội là chính, thiệt hại nặng. Trong đêm 23/9/1985 xóa sổ 1 đại đội, mà đây lại là vị trí khá chiến lược phía đông sông Lô..

Tới nổi sau này cụ An, Đan phải lên chọn 1 đơn vị và địa điểm để đánh điểm, xốc lại tinh thần cho bộ đội toàn mặt trận Vị Xuyên.

Cũng chính vì trận đánh này tài năng của anh Lương mới bị bộc lộ,hiệp đồng giữa các đơn vị như đom, phối hợp pháo binh chi viện kém, công tác nắm địch không có gì. Thảm cảnh của các anh hùng tuyên truyền chán đến mức sau này cụ Hoàng Đan đã từng nói trong cuốn sách ‘Những điều đọng lại qua hai cuộc chiến tranh’:

‘Trong việc đề bạt, sử dụng các anh hùng trong lực lượng vũ trang cũng có trường hợp chưa chính xác. Ví dụ, có cán bộ trở thành anh hùng lúc còn là chiến sĩ, trở thành anh hùng chủ yếu ở tinh thần dũng cảm trong chiến đấu. Với phẩm chất đặc biệt quan trọng của người cán bộ trong lực lượng vũ trang là anh dũng, nhưng muốn chỉ huy đơn vị lớn hơn như trung đoàn, sư đoàn lại cần có trình độ về nghệ thuật quân sự, cần tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong thực tế chiến đấu. Những anh hùng được sắp xếp học tập tốt, được rèn luyện trong chiến đấu, qua lần lượt từng cấp đều trở thành những cán bộ giỏi của lực lượng vũ trang. Mặt khác, sử dụng cán bộ cần chú trọng tính chất nhiệm vụ sẽ giao cho họ. Cũng cần đánh giá năng lực cán bộ một cách toàn diện để giao nhiệm vụ … Không ít trường hợp do “duy ý chí” cho là có tinh thần dũng cảm thì có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vì vậy, có trường hợp đã đề bạt nhanh, đề bạt vượt cấp một số anh hùng; do chưa tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm nên một số đồng chí được đề bạt vượt cấp đã không hoàn thành nhiệm vụ lúc chỉ huy trung đoàn, sư “
Kể từ “Anh hùng trở cờ” Lê Mã Lương không bao còn có cơ hội quay về các đơn vị chiến đấu và thiện chiến của bộ. Người ta có lẽ sợ rằng anh ấy sẽ tiêu sạch bách các dũng sỹ của đất nước trong một trận đánh hoặc một chiến dịch.
Fb Linh Nguyễn

Lê Mã Lương - Anh hùng trở cờ

Nguồn: Facebook Nguyễn Thị Lý

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây