Tâm lý của người Việt mình xưa nay vẫn thường hay nể nang, đặc biệt nể mấy người quyền cao chức trọng. Bởi thế mới có chuyện, khi cần giải quyết việc gì đó, chỉ cần có chút mối quan hệ với các “sếp” thì tự khắc sẽ đầu xuôi đuôi lọt hơn rất nhiều. Và, cũng thật dễ hiểu khi xuất hiện ngày càng nhiều những kẻ “ngáo đá” quyền lực, cả gan mạo danh người quen ông A, bà B… hòng mưu lợi cá nhân.
Để rồi, xuất hiện ngày càng nhiều những sự việc như: “Lái xe vi phạm giao thông, chống người thi hành công vụ rồi xưng danh người nhà Tướng Nhanh”; “Tự xưng là con của Bí thư Thành ủy Hà Nội để chiếm đoạt tài sản”; “Công an Hà Nội bắt hai đối tượng tự xưng là cháu của ông chú làm ở Viettel nhằm lừa tiền”; “Mạo danh người nhà lãnh đạo nhận gận 1 tỷ đồng để chạy trường”; “Mạo danh thư ký lãnh đạo cao cấp lừa đảo hơn 3,5 tỷ đồng”… rồi mới đây nhất là trường hợp, một thanh niên đi xe Maybach cả gan bịa chuyện lái xe cho Bộ trưởng Công an rồi lao vào đánh người ở Hà Nội. Để rồi, rất nhanh khi mà thông tin về vụ việc được tung lên mạng xã hội thì những kẻ vốn quen chầu chực chuyện tiêu cực như: Thao Teresa; Nhật ký yêu nước; thesaigonposts… đã không ngừng bơm thổi sự việc để quàng trách nhiệm sang cho tư lệnh ngành công an, hòng bôi nhọ, hạ uy tín của Bộ trưởng Công an.
Để rồi cái bản mặt ngạo nghễ của kẻ giả mạo ấy sáng nay chắc đã phải cúi đầu xấu hổ khai nhận tên thật là Phạm Quốc Nam Anh (SN 1985, trú tại 42 ngõ 26 Kim Hoa, phường Phương Liên, Đống Đa) nghề nghiệp tự do. Vì mâu thuẫn khi tham gia giao thông nên đã đánh anh T thương tích. Bản thân không có bất kỳ quan hệ và không phải là lái xe của Bộ trưởng Bộ Công an. Qủa đúng như nhiều ý kiến trước đó đã bóc trần thân phận của y, bởi một điều rất bình thường, như nickname Hoàng Nguyên chia sẻ: “Bộ trưởng Bộ Công an xuất thân từ lực lượng an ninh, từ tác phong đến lời ăn tiếng nói xưa nay cảm nhận đều hết sức điềm đạm, kín tiếng, chắc chắn sẽ không bao giờ tuyển dụng kiểu người ăn nói hàm hồ, nổ, tinh tướng như thế“. Hay Nguyễn Phương nhận định: “Chắc chắn không phải, Bộ trưởng Công an càng chọn lái xe kỹ chứ không thể hơi tí là đánh người để ảnh hưởng đến uy tín của Bộ trưởng được”…
Cả gan bịa chuyện lái xe cho Bộ trưởng rồi lao vào đánh người kẻ giả mạo sẽ phải nhận hình phạt đích đáng không chỉ cho hành vi vi phạm của mình. “Bản án” ấy, mong lắm thay sẽ là bài học cho những kẻ vẫn còn đang “ngáo đá” quyền lực ngoài kia hiểu rằng cái kết của kẻ giả mạo – Phạm Quốc Nam Anh hôm nay sẽ dành cho chính họ một ngày không xa. Đối với người dùng mạng xã hội, qua sự việc này có lẽ cũng rút ra được bài học cẩn trọng, cân nhắc, kiểm chứng khi đưa tin trên mạng xã hội, tránh lan truyền thông tin không chính xác, gây hoang mang dư luận và tạo ra những hiểu lầm không đáng có.
Văn Dân
Nguồn: Cánh cò