Trang chủ Luận bàn - Phản biện Công an bị tước mất súng, mất nốt công cụ hỗ trợ...

Công an bị tước mất súng, mất nốt công cụ hỗ trợ thì…. còn gì?

156
0

Công an bị tước mất súng, mất nốt công cụ hỗ trợ thì.... còn gì?

Mới đây, chuyện một anh công an xã rút súng hơi cay chĩa về phía tội phạm được báo Thanh Niên thổi lên là công an rút súng chĩa vào dân. Thanh Niên cố tình đẩy dân ra làm đối trọng với lực lượng công an.

Dưới ngòi bút đã bị bẻ cong của Thanh Niên thì trộm cắp, cướp giật, đĩ điếm, cờ bạc, chống người thi hành công vụ, nhưng nếu bị công an chĩa súng vào thì đều là dân cả.

Thật ra câu chuyện không có gì to tát, nhưng không hiểu động cơ nào khiến báo Thanh Niên viết như vậy. Đọc cái tiêu đề đã thấy sự khốn nạn, đọc nội dung còn khốn nạn hơn khi phóng viên cố tình loại bỏ hoàn toàn các chi tiết của vụ việc. Chỉ đưa vào bài viết những gì có lợi cho tội phạm. Vậy ý anh Thanh Niên là gì nếu không phải là tìm cách chĩa mũi dùi vào anh công an xã kia?

Công an bị tước mất súng, mất nốt công cụ hỗ trợ thì.... còn gì?

Sự thật thế nào, xin trích lời ông Bùi Sang, Chủ tịch UBND xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam: “Ngày 14/10, thực hiện chỉ đạo của cấp trên nên phó chủ tịch xã cùng phó công an xã dẫn đoàn đến thương lượng, lấy lại phần đất mà hộ ông Trần Vàng lấn chiếm. Tuy nhiên, khi đến nơi thì gặp con trai và con rể ông Vàng hành hung, túm áo nên anh Tuyền mới cầm súng đe dọa”.

Đại tá Nguyễn Văn Cự, Trưởng Công an huyện Tiên Phước cho biết đoàn công tác xã Tiên Lãnh chỉ xuống giải thích, vận động nhưng người nhà đã xông vào xô đẩy, chửi bới nên lực lượng công an xã mới vào ngăn cản. Một người nhà tên Cảnh đã vác xẻng chạy ra tấn công đoàn công tác nên ông Tuyền mới rút súng (là công cụ hỗ trợ, súng bắn đạn hơi cay) chứ chưa bắn gì hết.

Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam Nguyễn Viết Lợi cho báo chí bết, “clip lan truyền trên mạng xã hội là không đúng vì người ta quay và cắt đoạn. Khẩu súng mà phó công an xã rút ra không phải là súng quân dụng, mà đây chỉ là công cụ hỗ trợ, súng bắn hơi cay. Quá trình ngăn cản đoàn công tác thì con trai ông Vàng đã chạy vào nhà lấy xẻng ra định hành hung công an xã. Lúc này ông Phạm Hồng Tuyền, Phó trưởng Công an xã Tiên Lãnh mới rút súng hơi cay ra để dọa, phòng vệ và yêu cầu đứng im. Việc rút súng là đúng quy định, vì khi đoàn công tác bị chống đối thì phải kêu công an xã đến xử lý. Việc người chống đối thi hành công vụ mà còn hành hung lực lương chức năng, thì việc rút súng hơi cay ra tự vệ là đúng luật chứ không có gì sai”.

Vụ việc đơn giản là công an thực thi công vụ, có sử dụng công cụ hỗ trợ để cảnh báo người chống đối thì bị báo Thanh Nhiên xuyên tạc thành rút súng chĩa vào Dân. 

Dân gì mà mất dạy thế hả anh Thanh Niên?

Tại sao Thanh Niên không coi đối tượng hành hung cán bộ của đoàn công tác là côn đồ, hả?

Câu chuyện này làm tôi liên tưởng đến chuyện xảy ra hàng ngày trên đường với CSGT. có thể khẳng định, không có ở đâu như ở Việt Nam, khi CSGT dừng phương tiện thì người vi phạm lại đòi kiểm tra giấy tờ của CSGT, gí camera vào mặt rồi vặn vẹo gây khó dễ. Không đâu như ta, báo chí hay biến chuyện cảnh báo, trấn áp người chống đối pháp luật, thậm chí là tội phạm thành chuyện công an đánh dân. Cũng không có ở đâu như ta, CSGT bị tước sạch vũ khí (có vũ khí cũng không dám sử dụng) và bị biến thành tâm điểm của gạch đá. 

Tình trạng này hẳn bạn đọc chứng kiến hàng ngày. Thay vì chấp hành thì người chống đối lại “lạm dụng quyền giám sát của dân” để gây khó dễ cho CSGT khiến cho việc xử phạt không thể thực hiện được. Và khi người vi phạm hoặc người dân bị kích động, dẫn đến quá khích hoặc chống đối thì lực lượng chức năng không thể thực thi nhiệm vụ của mình, kể cả trường hợp bị tấn công nguy hiểm đến tính mạng cũng như khi danh dự uy tín của ngành công an bị xúc phạm.

Vụ tai nạn giao thông ở Sa Pa, Lào Cai hồi năm ngoái là ví dụ sống động về hiện tượng này. Người gây ra vụ tai nạn đó cũng chính là người đã tử vong. Người dân kéo ra kích động, chống đối lực lượng thi hành công vụ, gây mất an ninh trật tự đồng thời đòi phạt vạ 400 triệu mới cho mang xác đi. Rõ ràng lực lượng chức năng thấy dân sai nhưng “không dám” trấn áp. 

Xin hỏi các anh chị, nếu nổ súng trấn áp thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu có đơn thuần là người nổ súng trấn áp sẽ mất mạng, mất nghề hay sau đó là vụ bạo loạn cục bộ để các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo chế độ?

Nhiều người cho rằng, người dân và báo chí đã “lạm dụng quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin” để lan tỏa những hình ảnh về sự chống đối của người vi phạm bao gồm cả việc “cãi nhau” hay “đánh nhau” với lực lượng chức năng vô tình cổ súy cho các hành vi chống đối. 

Trong một tình bày trước Quốc hội, Phó Chủ tịch Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng từng nói: “Tôi chứng kiến rất nhiều chuyện tranh cãi nhau và người vi phạm cứ quay, dí camera vào mặt cảnh sát, cố gắng tạo ra dư luận xã hội” và “bảo vệ pháp luật mà đi ra cãi nhau với ông say rượu thì sao cãi được, với người cố tình cũng không cãi được”. Anh Hùng cũng nói: “Tôi thấy lạ là, cảnh sát giao thông của chúng ta gần như phải có lực lượng đi bảo vệ, vì chúng ta quy định rất nhiều điều kiện chặt chẽ trong vấn đề sử dụng công cụ hỗ trợ và sử dụng vũ khí. Với các nước như Đức, Thuỵ Sỹ, Mỹ… người ta đề nghị dừng xe và để tay lên trên, nếu không chấp hành, anh có thể bị trấn áp ngay. Nhưng ở ta, nếu CSGT có trấn áp một tí, lúc đó lại là cảnh sát đánh dân, lại trở thành câu chuyện rất lớn” và “Nếu không truyền thông cái này chúng ta đang tự tước mất vũ khí bảo vệ pháp luật của mình”.

Hôm 15/6/2019, một loạt báo thông tin, nghi can huy động giang hồ vây xe chở công an ở Đồng Nai đã bị bắt khẩn cấp. Theo đó, tối 14/6/2019 Công an TP Biên Hòa đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Ngô Văn Giang, tức “Giang 36” ngụ P.Long Bình, TP Biên Hòa để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng. Giang được xác định là một trong nhiều đối tượng xăm trổ kéo đến gần khu vực nhà hàng Lam Viên ở xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, chặn xe chở một số người, trong đó có 3 công an và gây rối trật tự công cộng vào chiều 12/6/2019.

Nhiều người dân địa phương đã tỏ ra bức xúc, một số nhà báo đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi côn đồ chặn xe của người dân kéo dài hơn 2 tiếng mới được vãn hồi. Theo một số tờ báo, có vài chục công an được trang bị vũ khi đầy đủ được huy động đến hiện trường nhưng đám côn đồ vẫn không chịu dừng lại. Đã không có hành động nào có tính quyết định, thể hiện sức mạnh của chính quyền, thể hiện thượng tôn pháp luật khiến dư luận bức xúc. Thậm chí một bài báo của VTC News còn đặt vấn đềHàng trăm cảnh sát vô nghĩa trước chục tên côn đồ xăm trổ, vây giữ người ở Đồng Nai: Nơi hoàn toàn bị côn đồ kiểm soát?”. 

Theo bài báo: “Hàng trăm cảnh sát ở Đồng Nai được huy động đến để giải vây nhưng bất thành. Chánh Văn phòng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai cũng phải ra tận hiện trường để nắm tình hình. Phải đến khi lãnh đạo Công an TP Biên Hòa đến “thương thuyết” thì sau 2 tiếng đồng hồ nhóm giang hồ mới chịu rời đi, những người trong xe được đưa sang xe khác để ra khỏi nơi nguy hiểm. Hình ảnh đám côn đồ xăm trổ ngông nghênh, bao vây chiếc xe, bên cạnh – theo thông tin báo chí – là 200 cảnh sát được trang bị đầy đủ nhưng lại không có bất cứ một hành động trấn áp nào ngay tức khắc khiến cho nhiều người xem cảm thấy phẫn nộ”.

Vẫn biết, quan điểm lấy dân làm gốc và lấy vận động, thuyết phục là giải pháp được ưu tiên hàng đầu, chỉ khi không còn cách nào khác thì mới sử dụng vũ lực trấn áp. Nhưng, nếu kéo dài sự vận động hơn sự cần thiết của nó mà các đối tượng vẫn không chấp hành thì sẽ có hiệu ứng ngược. Các đối tượng sẽ “được đằng chân, lân đằng đầu” và người dân mất niềm tin, thậm chí nghĩ sai về LLCA. 

Đã có nhiều câu hỏi về trình độ năng lực, về thái độ trước cái sai cái ác của LLCA, và rằng vì sao LLCA chưa hoặc không mạnh tay trong trường hợp này và liệu họ có e ngại trước tính 2 mặt của một số ĐBQH, một số người làm báo?

Hay LLCA đã bị tước hết vũ khí bởi những bài báo kiểu “Cú đá này không dành cho dân”, “công an đánh dân” hay “hàng trăm người dân (xăm trổ) bị công an buộc giải tán”? 

Xin trích một đoạn trong bài trên VTC News:

“Vì sao trong một Nhà nước pháp quyền, một xã hội văn minh và giữa ban ngày, đám côn đồ này lại có thể ngang nhiên sử dụng “luật rừng” để hành xử như thế? Tại sao lực lượng chức năng, trước một hành vi vi phạm pháp luật rõ như ban ngày lại không có biện pháp thị uy, truy bắt những kẻ côn đồ này.

Đó là chưa kể trước mặt hàng trăm cảnh sát đó, đám côn đồ ngang nhiên xì hơi 4 bánh xe ô tô – một hành vi cho thấy dấu hiệu tội huỷ hoại tài sản công dân. Tại sao lại phải đi “thương thuyết” với những tên côn đồ, khi hành vi bắt giữ người trái phép, xì lốp xe ô tô của nạn nhân…đã cấu thành tội phạm?

Nhiều người bình luận, lực lượng công an có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn cho người dân. Thế nhưng, trước mấy chục tên côn đồ, hàng trăm công an ở Đồng Nai dường như chỉ đứng vô nghĩa tại chỗ mà không thể xử lý, không thể trấn áp tội phạm.

Nhóm côn đồ ngang nhiên vây giữ người trái phép, bất tuân hợp tác với lực lượng thi hành nhiệm vụ. Điều này cho thấy sự yếu kém của lực lượng công an ở Đồng Nai trong khi xử lý vụ việc

Và chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng điều nguy hiểm và đáng sợ lớn hơn nhiều: Phải chăng vùng đất này do côn đồ hoàn toàn kiểm soát? Đây là nơi chốn của luật rừng, của những tên côn đồ coi pháp luật như cỏ rác, muốn làm gì cũng được.

Có nhiều người phải thốt lên, đến cả những người được đào tạo nghiệp vụ, trang bị vũ khí như công an còn phải lép vế trước côn đồ thì thử hỏi người dân tay không tấc sắt có thể làm gì để bảo vệ mình nếu gặp tình huống tương tự, cầu cứu được ai?”.

Những câu hỏi trên nghe nhức nhối nhưng nó là sự thật. Hãy lắng nghe và suy ngẫm để điều chỉnh hoạt động, không nên có phản ứng tiêu cực. Những góp ý thẳng thắn chân thành bao giờ cũng khó nghe nhưng đó là những gợi ý hữu ích không chỉ cho LLCA mà còn cả các quan chức từ Trung ương tới địa phương và các Đại biểu Quốc hội.

Thực tế, không chỉ trong vụ việc cụ thể này, nhiều vụ việc LLCA không thể mạnh tay trấn áp (ví dụ vụ biểu tình gây rối, bạo loạn ở Bình Thuận) là do quan niệm sai về chữ Dân.

Đừng lạm dụng chữ Dân quá đáng, chữ Dân hiểu cho đúng nghĩa thì chỉ dùng cho người lương thiện. 

Khi người dân đang có hành động vi phạm pháp luật tới mức nguy hiểm thì họ là đối tượng cần phải áp dụng các quy định của pháp luật để cưỡng chế – khi đó họ không còn là dân bình thường nữa. Việc sử dụng vũ lực để cưỡng chế là thực hiện quy định của pháp luật và sẽ không thể bị coi là “đánh dân” hay “bắt dân” hay bất kỳ cách hiểu nào tương tự. Không phân biệt được đâu là dân đâu là đối tượng cưỡng chế sẽ dẫn đến bó tay ngồi chờ. 

Và lạm dụng chữ Dân hay hiểu sai về chứ Dân thì chính quyền sẽ trở nên dân túy, nhút nhát.

Nếu không nhanh chóng thay đổi, cứ đà này, khi mà công an đã bị tước mất vũ khí, tước mất công cụ hỗ trợ thì hậu quả sẽ là một xã hội điên loạn.

Ong Bắp Cày

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây