Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nói với tướng Lê Mã Lương: Ở nhiều nước BT Bộ Quốc...

Nói với tướng Lê Mã Lương: Ở nhiều nước BT Bộ Quốc phòng không xuất thân từ quân đội

165
0

Chỉ ra những hành vi lộng ngôn của tướng Bảo tàng Lê Mã Lương: “Tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế” do toàn gương mặt thân quen của nhóm người tự nhận là “nhân sỹ trí thức” tổ chức, ông Thiếu tướng Lê Mã Lương đã có màn độc diễn, chiếm diễn đàn phát đi lập luận quen thuộc của nhóm tự nhận “nhân sỹ trí thức” khuấy động từ khi đoàn HD8 xâm phạm bãi Tư Chính là phải kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài quốc tế” và phân tích: “Nếu đơn thuần chỉ là quan điểm, ý kiến của ông Lê Mã Lương thì khỏi bàn, vấn đề nghiêm trọng nằm ở chỗ ông mượn diễn đàn này, lợi dụng danh nghĩa các cựu chiến binh để kích động chiến tranh, xúc phạm, miệt thị các tướng lĩnh quân đội như “tên lửa Việt Nam vươn đến Thượng Hải”, nào là “anh em phải chiến đấu để giữ đảo”, “nếu không kiện, để mất Bãi Tư chính thì ông sẽ cầm đầu anh em Quân đội đến hỏi thăm Bộ Ngoại giao”, xúc phạm Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng “không biết đọc bản đồ”, “không ra thực địa”, miệt thị Chủ nhiệm TCCT “chưa trải qua chiến tranh”, cho đến các tướng lĩnh quân đội đều dốt, kém hơn anh ta, thậm chí có dấu hiệu vu cáo họ “chỉ có mỗi mặt mạnh, đó là rất nhiều tiền”….

Nói với tướng Lê Mã Lương: Ở nhiều nước BT Bộ Quốc phòng không xuất thân từ quân đội

Nguyễn Biên Cương/ Blog Tôi Là Một Người Lính đã đề nghị: “Quân đội nên xem xét tước quân tịch, quân hàm với ông Lê Mã Lương. 

Xin được trở lại với một nội dung được ông này nói ra tại cuộc “Tọa đàm khoa học về vùng biển Bãi Tư chính và luật pháp Quốc tế”: “Lần đầu tiên trong lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam một Bộ trưởng không đọc được bản đồ, không cầm bản đồ đi thực hiện…” khi nói về Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ quốc phòng. 

Ở đây nếu ai đó theo dõi những phát ngôn gần đây của ông tướng này sẽ thấy rất rõ những sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động của ông này. Nếu như trước đây những điều ông nói ra hướng đến tổ chức và số đông thì nay đã chuyển sang địa hạt của việc thoá mạ, tấn công cá nhân. Điều đó ít nhiều cho thấy sự bất lực của ông trong giải quyết những vấn đề nêu lên bằng phát biểu của chính mình. 

Và thay vì tiếp tục thuyết phục người ta bằng những luận chứng của mình thì ông đã quay sang tấn công người khác bằng những chi tiết thiếu căn cứ. Sự bất lực của ông tướng này là rất rõ ràng và nó đang phản ánh rất rõ một thực tế: Ông tướng này đang trở nên cục cằn, thô lỗ và thiếu liêm sỷ đi trong thấy… 

Xung quanh cáo buộc của ông đối với đại tướng Ngô Xuân Lịch, đọc tiểu sử của ông này thì sẽ thấy: Ông Lịch trưởng thành từ chiến sĩ, trải qua nhiều chức vụ trong Quân đội, cụ thể: 

“Tháng 01/1972 – 7/1973: Chiến sĩ, Tiểu đội phó, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 320, Sư đoàn 308.

Tháng 8/1973 – 10/1974: Tiểu đội trưởng, Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1974 – 10/1978: Trung úy, Trung đội trưởng, Chính trị viên phó, Chính trị viên đại đội, Đảng ủy viên Đảng ủy Tiểu đoàn 14, Trung đoàn 55, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 11/1978 – 3/1981: Thượng úy, Trợ lý tổ chức Phòng Chính trị, Sư đoàn 341, Quân khu 4.

Tháng 4/1981 – 8/1982: Thượng úy, Học viên Trung cấp Trường Quân chính, Quân khu 4; Học viên Trường Văn hoá Quân đội.

Tháng 9/1982 – 7/1985: Đại úy, Học viên Học viện Chính trị – Quân sự.

Tháng 8/1985 – 7/1987: Đại úy, Phó Chủ nhiệm chính trị, Phó Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Trung đoàn 667, Trung đoàn 779, Sư đoàn 346, Quân đoàn 26, Quân khu 1; Đảng ủy viên Đảng ủy Quân sự tỉnh Cao Bằng.

Tháng 8/1987 – 01/1988: Thiếu tá, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn, Phó Chính ủy Trung đoàn 462, Sư đoàn 392, Quân khu 1.

Tháng 02/1988 – 8/1994: Trung tá, Trợ lý Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị; Học viên Học viện Quốc phòng Việt Nam.

Tháng 9/1994 – 10/2000: Thượng tá, Đại tá, Phó phòng, Trưởng phòng Công tác Chính trị rồi Cục phó Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị; Học viên hoàn thiện cử nhân tại Học viện Chính trị – Quân sự (1995 – 1996).

Tháng 11/2000 – 4/2003: Đại tá, Phó Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị.

Tháng 5/2003 – 11/2004: Đại tá, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3.

Tháng 12/2004 – 3/2006: Thiếu tướng, Bí thư Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu 3.

Tháng 4/2006 – 11/2007: Thiếu tướng rồi Trung tướng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 3″ (theo Wikipedia). 

Đồng ý là con đường binh nghiệp của tướng Lịch gắn với nghiệp chính trị (nhiệm vụ của chính trị viên, Chính uỷ) nhưng điều đó không đồng nghĩa ông không hiểu về tác chiến. Đó là chưa nói, trong quá trình học tập tại nhiều nhà trường Quân đội, ông này đã trải qua, được đào tạo qua các trường của quân đội thì việc học các môn địa hình quân sự, bản đồ quân sự… Có chăng là do trải qua nhiều cương vị công tác (chính trị) sau này nên tướng Lịch không giỏi như nhiều vị tướng chiến trận khác… 

Một chi tiết khác cũng cần nói đến trong chuyện này, nếu so sánh với những quốc gia có nền quân sự, quân đội hùng cường của thế giới sẽ thấy rất rõ thực tế: Người đứng đầu Quân đội các nước này không phải là người xuất thân từ quân đội, mà là dân sự thuần tuý. Nước Mỹ là ví dụ điển hình cho điều này. Người đứng đầu đơn giản chỉ làm nhiệm vụ quản lý, đề ra đường hướng chung và chỉ đạo thực hiện. Còn thực hiện thế nào thì đã có các đơn vị chuyên môn trong Quân đội, họ đủ sức lo và đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến, trong đó có việc đọc, hiểu, vận dụng bản đồ như được nói đến… 

Kể ra tướng Lê Mã Lương đã rất thâm nho, thậm chí có phần hiểm khi chỉ ra chi tiết xung quanh quá trình xuất thân, trưởng thành của Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Nhưng cái ông thiếu chính là cái nhìn tổng quan, và nếu như chỉ vì điều đó thôi thì những bộ não tập thể trong Bộ Chính trị, Ban bí thư TƯ Đảng và bản thân Quân đội đã không giao trách nhiệm đứng đầu cho Đại tướng Ngô Xuân Lịch… 

Chỉ có những đầu óc thủ cựu, chậm tiến mới nghĩ đã là người đứng đầu thì phải giỏi toàn thiện, cái gì cũng làm được… Nếu như thế thì người đó chỉ xứng đáng là một người lĩnh giỏi, chứ nhất định không lên được cương vị cao như đại tướng Lịch đang đảm nhiệm! 

An Chiến

Nguồn: Tre làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây