Dõi theo những gì ông thiếu tướng Lê Mã Lương phát ngôn và hành động thời gian gần đây, thấy rằng căn bệnh công thần đã ăn quá sâu vào đầu óc của lê Mã Lương.
Tại buổi tọa đàm “Bãi tư Chính và luật pháp quốc tế” mới được tổ chức gần đây, ông Lê Mã Lương lên giọng thóa mạ cả chính sách ngoại giao của Đảng, Nhà nước, công khai xúc phạm danh dự, uy tín của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đặt điều vu vạ cho Bộ Ngoại giao…
Lê Mã Lương chê bai lãnh đạo Bộ Quốc phòng không biết bảo vệ chủ quyền, thậm chí “không biết đọc bản đồ”, chê bai chủ nhiệm Tổng cục chính trị không qua trận mạc… lớn tiếng đe dọa Bộ Ngoại giao rằng Lê Mã Lương sẽ cầm đầu tướng lĩnh Quân đội đến hỏi tội Bộ Ngoại giao.
Nghe những gì Lê Mã Lương phát biểu thấy rằng, bệnh công thần và kiêu ngạo trong ông ta quá lớn. Cho rằng mình từng kinh qua trận mạc, từng là thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nên Lê Mã Lương tự cho mình cái quyền hành to như vậy, lớn tiếng như vậy chăng?
Sinh thời Bác Hồ từng chỉ rõ bệnh kiêu ngạo của người cán bộ, đảng viên thể hiện ở chỗ: “Tự cao, tự đại, ham địa vị, hay lên mặt. Ưa người ta tâng bốc mình, khen ngợi mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn cho người ta phê bình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác”. Tháng 11-1948, Bác viết hẳn một bài báo tựa đề Bệnh tự ái, tự kiêu đăng trên báo Sự thật số 102, chỉ rõ: “Tự kiêu tức là cho mình việc gì cũng thạo, cũng làm được. Việc gì mình cũng giỏi hơn mọi người. Mình là thần thánh, không cần học ai, hỏi ai”.
Chưa hết, Bác còn cảnh báo về bệnh công thần:
“Khi công tác có ít nhiều thành tích, ít nhiều thắng lợi, thì lên mặt anh chị, lên mặt công thần. Rồi đối với việc học tập thì lười biếng, không ra sức nâng cao trình độ của mình. Trong công tác thì xem thường Nhân dân, xa rời quần chúng. Ở trong Đảng thì không thực hiện chế độ dân chủ tập trung, không tuân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo. Phớt kỷ luật và chính sách của Đảng và của Chính phủ. Khinh rẻ ý kiến của cấp dưới. Xem thường chỉ thị của cấp trên. Không muốn chịu kiểm tra, không muốn nghe phê bình”
Vận với trường hợp của ông tướng Lê Mã Lương, thấy những gì Bác viết không hề sai một chút nào.
Chưa kể thời gian qua, người ta còn thấy Lê Mã Lương giao du với các thành phần chống Nhà nước, xuất bản cuốn “Gạc Ma-vòng tròn bất tử” có nội dung sai trái.
Rõ ràng Lê Mã Lương đang mang nặng tư tưởng của một kẻ công thần, kiêu ngạo và suy thoái.
Viễn
Nguồn: Dân quyền