Trang chủ Đối tượng “Chân dung một văn nô kệch cỡm” hay lối PR tên tuổi...

“Chân dung một văn nô kệch cỡm” hay lối PR tên tuổi bẩn thỉu của Phạm Thị Hoài

168
0

Hôm 7 tháng 10 năm 2019 vừa qua, trên trang Procontra.asia có đăng bài Chân dung một văn nô kệch cỡm chê bai, chửi bới Phạm Thị Hoài. Được biết, bài viết này do chính Phạm Thị Hoài biên soạn lại từ nhiều nguồn khác nhau. Đầu bài, Phạm Thị Hoài viết lời cảm ơn:

“Lời cảm ơn: Chân dung này được ghép từ những thông tin và nhận định nghiêm túc của nhiều tác giả, đã công bố trên báo chí và truyền thông tiếng Việt trong nước và hải ngoại. Tôi mong không bị khép vào tội đạo văn, vì đã không trực tiếp xin phép từng người khi sử dụng lại sản phẩm trí tuệ của họ tại đây, song hi vọng họ có thể kiêu hãnh tự nhận ra mình dù năm tháng đã khiến chúng ta phần nào thay đổi.”

Sau đó, xuyên suốt toàn bộ bài viết là những lời bóc mẽ Phạm Thị Hoài từ thuở còn đi học cho đến lúc du học, đi làm, với kiểu viết đanh đá, chua ngoa, bốc mùi. Nhưng bài chửi Phạm Thị Hoài, tại sao lại đặt tên là “Chân dung một văn nô kệch cỡm”? Phạm Thị Hoài là văn nô ư? Không phải!

“Chân dung một văn nô kệch cỡm” hay lối PR tên tuổi bẩn thỉu của Phạm Thị Hoài

Thật ra, bằng việc tự nhận là mình “biên soạn” từ nhiều nguồn khác nhau, Phạm Thị Hoài đã họa lên chân dung những người lên tiếng phê bình, chửi bới cô ả. Ả soạn những lời chửi bới mình thành bài dài, sau đó gọi những người ấy là “văn nô”. Tuy nhiên, có một số điều cần rõ ràng khi đọc bài của Phạm Thị Hoài.

Thứ nhất, cần xác định rõ đây có phải là bài “biên soạn” đúng như lời Phạm Thị Hoài thú nhận hay không. Nếu là biên soạn, thì phải ghi nguồn và chú thích cho từng phần đẩy đủ, để người đọc biết đâu là phần nguyên gốc, đâu là phần được soạn thêm. Đây chính là yêu cầu cơ bản về biên soạn. Còn nếu biên soạn mà không dẫn nguồn thì chính là vi phạm bản quyền, hoặc, nói theo cách nặng nề hơn thì là ĐẠO VĂN. Dù Phạm Thị Hoài có ghi lời cảm ơn ngay ở đầu, nhưng rõ ràng hành động “không trực tiếp xin phép từng người khi sử dụng lại sản phẩm trí tuệ của họ tại đây” đã cho thấy Phạm Thị Hoài nhận thức rõ về hành động đạo văn của mình nhưng vẫn làm. Thậm chí còn nhập nhằng giữa luật bản quyền và cảm xúc cá nhân khi thách thức người khác “kiêu hãnh tự nhận ra mình”. Tuy nhiên, là một người từng làm công tác tư liệu, Phạm Thị Hoài chắc chắn hiểu rõ về vấn đề bản quyền; nên chắc chắn cô ả chẳng dại gì mà đi đạo văn thật, vì chẳng một người viết nghiêm túc nào lại để bản thân rơi vào phốt đạo văn cả.

Vậy nên, chúng ta hãy thử xem xét một trường hợp khác: Bài viết “Chân dung một văn nô kệch cỡm” thực chất là một sáng tác của nữ văn sĩ Phạm Thị Hoài. Phạm Thị Hoài lấy chất liệu từ thực tế và viết một bài tự họa chính mình theo giọng điệu của một “văn nô”, rồi sau đó chêm vào dòng “biên soạn” để “văn nô” nào cũng phải giật mình. Đối với một nhà văn “đi đầu trong phong trào hậu hiện đại” như Phạm Thị Hoài, việc sáng tác này cực kỳ dễ. Và vì là sáng tác dán nhãn biên soạn, Phạm Thị Hoài chắc chắn sẽ không bị nói là đạo văn; còn độc giả thì có cơ hội đoán già đoán non xem cuối cùng thì “văn nô kệch cỡm” kia là ai nhỉ?!

Câu hỏi đặt ra là, tại sao Phạm Thị Hoài lại viết một bài châm chích, móc mỉa chính mình như thế?

Thường thì một nhà văn móc mỉa, chửi bới chính mình khi: Hoặc là anh ta đã chán ghét bản thân; hoặc là anh ta muốn mượn sự châm chích, móc mỉa này để phục vụ cho mục đích thâm sâu khác.

Với Phạm Thị Hoài, cô muốn mượn sự châm chích để phục vụ cho mục đích gì đây?

Đọc toàn bộ bài viết, bỏ qua những câu từ châm chích, mỉa mai, độc giả có thể rút ra được mấy thông tin:

Gia thế Phạm Thị Hoài

Học vấn và trình độ của Phạm Thị Hoài

Quá trình làm việc của Phạm Thị Hoài

Văn nghiệp của Phạm Thị Hoài

Lập trường của Phạm Thị Hoài

Bài viết đó quả thực đã cung cấp cho người đọc một CV chân thực, vui nhộn về bản thân Phạm Thị Hoài. Và hóa ra Phạm Thị Hoài mượn cái chửi bới, châm chích có phần quá lố và ngu xuẩn kia để tự họa chính mình, tự PR chính mình: rằng cô là người có gia thế, có trình độ cao, văn hay chữ tốt, lập trường đối kháng vững chắc. Thậm chí, Hoài còn ngông cuồng so sánh mình với những văn hào nổi tiếng thế giới như Camus, Jame Joyce, Kafka…

“Thị không có cách nào khác là thực hành một lối văn khiêu dâm nhớp nhúa, lập hội quán libido, núp dưới tên tuổi của những Sartre và Camus, Kafka và García Márquez, Proust và Joyce để triết lý ba lăng nhăng dung tục nhằm câu khách rẻ tiền, đua đòi bắt chước những phương pháp sáng tác chợ chiều như Chủ nghĩa Phi lý, Tiểu thuyết Mới và Dã thú Mạt kỳ, tiếp tục thói làm dáng trí thức bằng khả năng nổi loạn dung tục.”

Người đọc không tỉnh táo thì chắc chắn sẽ nghĩ Phạm Thị Hoài đang bị người khác chê bai, khinh thị; còn ai tỉnh táo và có trí khôn thì sẽ nhận ra ngay đây là chiêu trò “truyền thông đen” (hay còn gọi là truyền thông bẩn) do chính Phạm Thị Hoài nghĩ ra. Tưởng là nữ văn sĩ bị người khác chửi, nhưng thực ra chỉ là tấm áo “hậu hiện đại” khoa mẽ, tâng bốc, tung hô chính mình mà thôi.

Nhưng tại sao Phạm Thị Hoài lại cần PR cho bản thân?

Có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này. Đó là để cho có nhiều người biết đến Phạm Thị Hoài hơn, nhiều người nhận ra tài năng của Phạm Thị Hoài hơn. Và còn cách nào để đám đông nhận ra tài năng của một người dễ dàng hơn cách để cho người đó bị chửi bới, chê bai, miệt thị? Phạm Thị Hoài dùng khổ nhục kế tự biến mình thành nạn nhân, nhưng là một nạn nhân chủ động và có được lợi ích từ sự khổ nhục mà mình chịu đựng. Đôi khi, vì sợ tên tuổi chìm vào quên lãng, người ta có thể làm bất cứ điều gì.

Có nhiều cách để PR, tại sao Phạm Thị Hoài lại viết một bài tự chửi chính mình để “tự họa”?

Có hai lý do để dùng cách tự chửi mình.

Thứ nhất, bằng cách tự chửi mình và nói rằng đây là biên soạn lại từ lời của “nhiều tác giả, đã công bố trên báo chí và truyền thông tiếng Việt trong nước và hải ngoại”, Phạm Thị Hoài khiến những người đã biết đến mình hướng mũi rìu công kích vào đám “văn nô” đã viết ra những lời lẽ ngu xuẩn, chua ngoa kia. Với một nhân vật đạt được nhiều thành công như Phạm Thị Hoài, đám “văn nô” chê bai cô ả hiện lên với chân dung “kệch cỡm” đúng như cô ả miêu tả.

Thứ hai, dư luận vốn hứng thú với những bài viết chửi bới với đầy rẫy những lời qua tiếng lại thô thiển, tiêu cực, châm chích, hoặc đôi khi là lời chửi thẳng mặt người khác. (Cứ nhìn những hàng quán “phở chửi”, “cháo chửi” luôn nườm nượp người là thấy.) Biết dư luận thích “khẩu nghiệp”, vậy nên Phạm Thị Hoài cũng dùng cách “chửi”/ “khẩu nghiệp” để thu hút dư luận. Những người chưa biết Phạm Thị Hoài đọc xong sẽ thấy ả nhà văn này giỏi giang, đang bị dìm hàng. Thế là, người ta sẽ bênh người bị chửi là Phạm Thị Hoài đây. Với những người “hít drama” để sống qua ngày, thì bài viết của Phạm Thị Hoài cũng xem như có phần thú vị!

Thế là, bằng khổ nhục kế “khẩu nghiệp”, Phạm Thị Hoài bắn một mũi tên mà trúng cả hai đích: Vừa hạ thấp được đám “văn nô” (mà chẳng ai biết “văn nô kệch cỡm” ở đây là ai, hay chỉ là một bù nhìn Phạm Thị Hoài dựng nên để cho bản thân và đồng bọn chửi cho đã miệng); vừa tranh thủ được sự ủng hộ của những người quen biết và chưa quen biết mình. Phạm Thị Hoài đóng vai nạn nhân, còn dư luận thì bị dắt mũi lúc nào không hay. Đây chính là cái tài của văn sĩ Phạm Thị Hoài.

Trong truyền thông, có một thuật ngữ là “truyền thông đen”, hay “truyền thông bẩn”. Đây là cách truyền thông đánh vào những cảm xúc tiêu cực của người nhận thông điệp: Sự tức giận, nỗi sợ hãi, sự bức bối tiềm ẩn… Người làm truyền thông sẽ khai thác những cảm xúc tiêu cực này để PR cho một sản phẩm, một chiến dịch, một doanh nghiệp hay một cá nhân nào đó. Đây là cách truyền thông không được hoan nghênh trong ngành truyền thông, nhưng lại được nhiều người sử dụng vì nó dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Trong trường hợp của Phạm Thị Hoài, cô ả đã khai thác những cảm xúc tức giận, khinh bỉ của người đọc đối với những người không cùng lập trường, rồi từ đó tự khen thưởng bản thân, tôn bản thân lên thành người giỏi giang và đáng tin cậy nhất, gián tiếp chửi và hạ thấp những người không có cùng lập trường với mình.

Việc giật tít và viết bằng giọng điệu mỉa mai, châm chích, hoặc để chửi bới hoặc để gây cười, cũng là một cách thức để truyền thông đạt hiệu quả hơn. Với độ đón nhận nồng nhiệt từ cộng đồng, Phạm Thị Hoài, thay vì trở thành nhà văn, lẽ ra nên đi làm truyền thông. Và trong số những bình luận trên facebook Phạm Thị Hoài, có một bình luận rất hợp với cô, và xứng đáng để làm câu kết cho bài viết này:

(khôi hài cho kẻ bình luận không đọc được ý của Phạm Thị Hoài xong vô tình đã giúp cho dư luận thấy được kẻ viết ra bài này thực sự “Bệnh hoạn khốn nạn không nhân cách”?!?

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây