Không hiểu có phải định gây tiếng vang hay gì đấy không nhưng đúng vào ngày Ls VN (10/10/2019), phát biểu với RFA, Ls Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp đã đề xuất Việt Nam phải thành lập Liên đoàn Luật sư độc lập. Lí do được đưa ra chỉ là: “Chỉ khi Việt Nam có Liên đoàn Luật sư độc lập thì vai trò của luật sư mới có thể đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Hiện nay, người đứng đầu đoàn, liên đoàn luật sư phải là đảng viên nên có cảm giác Đoàn và Liên đoàn luật sư hiện nay chỉ là cơ quan hành chính nhà nước nối dài để quản lý luật sư mà thôi.”
Ls Phùng Thanh Sơn (Nguồn: Zing)
Và với một lí do không hề mới, nếu không nói là cũ mèm và được nhiều người nói thì ngay lập tức ý tưởng này đã được đưa lên bàn cân để soi xét, phân bình và đương nhiên cả chuyện tìm kiếm tương lai cho những tổ chức chính danh kiểu này khi thành lập. “Văn đoàn độc lập” vì thế được nhiều người đề cập đến với ý nghĩ đủ sức soi chiếu và hiện dẫn tương lai nếu tới đây “Liên đoàn Ls độc lập” được thành lập và đi vào hoạt động.
Cũng chính bởi điều này nên dù chỉ mới là ý tưởng và cũng chỉ là của một cá nhân Ls Sơn nhưng ý tưởng đó ngay lập tức bị nhận diện là viển vông, phi thực tế. Bởi như trang Việt Nam mới có đánh giá: “LS Nguyễn Thanh Sơn đã không sai khi nói rằng: “Liên đoàn luật sư hiện nay chỉ là cơ quan hành chính nhà nước nối dài để quản lý luật sư” nhưng đừng quên đã là tổ chức xã hội nghề nghiệp thì cần phải có cơ quan quản lý, giám sát và điều chỉnh chính những hành vi của những người trong đó.
Chúng ta không hề mong muốn Ls này, kia bị lực lượng công an hay cơ quan tố tụng nào đó bắt, xử lý…Bởi Ls là người hiểu biết pháp luật thì họ phải là người không và gương mẫu trong thực thi pháp luật. Liên đoàn Ls Vn vì thế có trách nhiệm phát hiện, xử lý những sai phạm khi nó mới xảy ra đối với những thành viên của mình; để những sai phạm đó không đến lúc bị truy tố, khởi tố hình sự… Đó là chưa nói tới vô vàn những nhiệm vụ khác mà Liên đoàn Ls/đoàn Ls thay mặt những thành viên của mình thực hiện trước pháp luật cũng như các chủ thể khác…”.
Như đã nói chuyện chia phe kéo bè, nhân danh chuyện tranh đấu cho đường hướng phát triển trong Văn đoàn độc lập giữa phe Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc, Hoàng Dũng với tuyên bố rằng văn nghệ sĩ không phải là công cụ phục vụ số đông, phục vụ chính trị; mà phải được tự do sáng tạo, đi tìm cái mới, kể cả cái mới khó hiểu và xa lạ với số đông và phe còn lại gồm Trần Mạnh Hảo, Hà Sĩ Phu, Lê Phú Khải, Paul Nguyễn Hoàng Đức – tuyên bố rằng văn nghệ “phải gắn với hiện tình phải là công cụ để phụng sự đất nước, chống giặc nội xâm và ngoại xâm”; và phải dễ hiểu với tầng lớp bình dân.
Hi vọng những gì được nói ra và viễn cảnh đen tối của Văn đoàn độc lập đủ sức thức tỉnh, núi kéo bất cứ ai đó (giới Ls) nếu chẳng may họ bị lôi kéo, vận động tham gia.
TRƯỜNG GIANG
Nguồn: Non sông Việt Nam