Trang chủ Loa Phường Tình cảnh bế tắc của phong trào “dân chửi” qua một buổi...

Tình cảnh bế tắc của phong trào “dân chửi” qua một buổi tọa đàm của Trịnh Hữu Long (2)

168
0

Như vậy từ buổi tọa đàm “Tự do ngôn luận ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu Á Đông (IAO) và Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône (ACVR) đồng tổ chức tại Đại học Sư phạm Lyon vào ngày 21/09/2019 với các “diễn viên chính” vẫn là các gương mặt “dân chủ” quen thuộc như Trịnh Hữu Long, Ngọc Anh Rolland…và thêm một vài diễn viên phụ là gương mặt của một số NGO có ác cảm với “cộng sản Việt Nam”, có thể cho ta thấy một số đánh giá về tình cảnh hiện nay của “phong trào dân chủ Việt Nam””

Tình cảnh bế tắc của phong trào “dân chửi” qua một buổi tọa đàm của Trịnh Hữu Long (2)

Thứ nhất, mục đích của buổi tọa đàm đều nhằm “đánh bóng” tên tuổi, hình ảnh cho “ngọn cờ của VOICE/Việt tân” Phạm Thị Đoan Trang, rút cục nhằm gây quỹ, quyền tiền cho cô này thêm thực lực “lật đổ chế độ cộng sản” trong nước hiện nay. Không thể phủ nhận một thực tế, , nội dung tọa đàm cũng cho thấy “phong trào dân chủ” Việt Nam đang ở trong một tình cảnh u ám và nhếch nhác. Nó phủ nhận nhiều tuyên bố của giới “dân chù” trong những năm gần đây – như việc “cách mạng” sắp thắng lợi, việc họ được EU nâng đỡ, hay việc họ độc lập với nước ngoài.

Thứ hai, “ông chủ” của Luật Khoa tạp chí phải thừa nhận tiến bộ vượt bậc của cái gọi là “tự do ngôn luận” ở Việt Nam khi báo chí, người dân được phê phán, chỉ trích chính quyền đã trở thành “một điều hết sức bình thường”… Điều này hoàn toàn trái ngược với nỗ lực và tham vọng bôi đen chính quyền để lấy cớ hô hào lật đổ chế độ “tàn bạo”, “độc tài” như chính Đoan Trang và giới cực đoan ra rả trên mạng Internet hàng ngày. Sự thay đổi trong xu hướng sinh hoạt chính trị đó tự nó đã phơi bày góc nhìn  tiêu cực đến cực đoan, quá khích ở các “nhà đấu tranh dân chủ” và họ “tránh như tránh hủi” khiến các nhà zân chủ ngày càng cảm thấy cô độc trên chính đất nước của mình,

Thứ ba, thất bại của phong trào “dân chửi” còn nằm ở chỗ nó đã làm tha hóa những người tham gia – khi biến 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân thành 2 kẻ chửi bới vô học; biến luật sư Lê Công Định thành một kẻ chuyên lừa tình, lừa tiền; và biến doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức thành một kẻ mê mẩn trong bói toán, biến Đoan Trang từ nhà báo có học thành kẻ chửi bới mạt hạng và hô hào, lừa dối chửi bới sẽ giúp người dân “tỉnh ngộ” … . Một phong trào làm tha hóa con người không thể đưa đất nước đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Thứ tư và cũng là mấu chốt nhất, đó là sự bỏ rơi, thơ ơ của các nhà tài trợ, các nhà hậu thuẫn từ Mỹ, EU đối với “phong trào dân chủ”, kết cục bằng sự suy giảm nghiêm trọng các nguồn quỹ từ chính phủ các nước này đổ qua ngả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Chưa bao giờ dân mạng chứng kiến các nhà zân chủ Việt thay đổi linh hoạt cách thức “săn tiền” và than thở đói kém đến vậy. Thực sự thì nguồn tiền chưa phải bị cắt cúp hoàn toàn, vẫn nhỏ đều đều với các “dự án” kiểu như VOICE nuôi Đoan Trang mỗi tháng chục triêu phục vụ sinh hoạt phí nhưng là quá ít so với nhu cầu thực của một thủ lĩnh truyền thông đang rất nhiều nguồn thu trước đó. Tình cảnh này là nguyên nhân chính khiến làng zân chủ thay vì tập chúng “chống cộng” lại tập chung xăm soi nguồn ngân quỹ của nhau và cạnh tranh nhau khốc liệt hơn nếu muốn trụ lại với nghề

Trong bối cảnh bế tắc này của phong trào, đôi chân của Phạm Đoan Trang sẽ còn phải mang nhiều gánh nặng lớn.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây