Sau khi Trịnh Hữu Long sang Châu Âu để giúp Phạm Đoan Trang nhận giải thưởng Tự do Báo chí của RSF, giới chống đối ở hải ngoại đã giúp Long tổ chức một số buổi giới thiệu sách của Phạm Đoan Trang, đồng thời tiếp xúc với chính giới, giới hoạt động nước ngoài. Trong số đó, nổi bật là buổi tọa đàm về chủ đề “Tự do ngôn luận ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu Á Đông (IAO) và Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône (ACVR) đồng tổ chức tại Đại học Sư phạm Lyon vào ngày 21/09/2019.
Buổi tọa đàm này đã đề cập đến 3 chủ đề, là (1) sự tồn tại và độ hiệu quả của đối lập chính trị tại Việt Nam; (2) tình trạng kiểm duyệt thông tin tại Việt Nam; (3) triển vọng của các công đoàn độc lập tại Việt Nam; và (4) việc quyên tiền cho NXB Tự Do để in các sách của Phạm Đoan Trang.
Trong chủ đề thứ nhất, là sự tồn tại và độ hiệu quả của đối lập chính trị tại Việt Nam, tiến sỹ Francois Guillemot, người phụ trách kho tư liệu môn Việt Nam học tại IAO, nói rằng ở Việt Nam đã có đối lập chính trị trên mạng. Tuy nhiên, lực lượng này “bị đẩy vào bước đường cùng”, “tồn tại được là rất khó”. Trong khi đó, Đảng Cộng sản vẫn duy trì được sự đoàn kết nội bộ, và chưa tính đến việc thay đổi thể chế chính trị. Tuy nhiên, Guillemot cho rằng những vụ việc “ngoài chính trị”, như vụ Formosa, có thể thúc đẩy thay đổi chính trị theo cách không thể dự đoán.
Trong chủ đề thứ hai, là tình trạng kiểm duyệt thông tin tại Việt Nam, Trịnh Hữu Long nói rằng xã hội Việt Nam đã “thay đổi ngoạn mục” trong hơn 10 năm qua. Cụ thể, việc chỉ trích chính quyền đã trở thành “một điều hết sức bình thường”, chứ không còn “bị coi là nhạy cảm”, “bị hắt hủi và lên án” như hồi năm 2007, khi Long bắt đầu quan tâm đến chính trị. Như vậy, dù các “nhà hoạt động” không “thắng lợi” trong các vụ án hoặc các cuộc biểu tình, họ đã thành công trong việc “thách thức chính quyền”, tạo cảm hứng cho người dân “tham gia vào các tiến trình chính trị”, từ đó “định hình nền dân chủ”. Long cho rằng đây là thành quả của những người đi tù trong giai đoạn 2007 – 2009, như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định.
Trong chủ đề thứ ba, là triển vọng của các công đoàn độc lập tại Việt Nam, Frank Rolland, nhà hoạt động công đoàn ở Rhône, nói rằng dù nhóm Lao động Việt cam kết chỉ hoạt động công đoàn, không làm chính trị, nhóm này vẫn bị “trấn áp”. Vì việc này, và vì EU ký hiệp định tự do thương mại với Việt Nam vì lợi nhuận của các doanh nghiệp; Rolland nói mình “khá bi quan về khả năng các nước phương Tây có thể gây áp lực với Việt Nam” trên vấn đề công đoàn độc lập hậu EVFTA, và rằng “Việt Nam cần phải tự lực cánh sinh” trong chuyện đó.
Trong chủ đề thứ bốn, Nguyễn Thị Ngọc Anh (Ngọc Anh Rolland), thành viên Hội văn hóa Người Việt vùng Rhône, kêu gọi cử tọa hỗ trợ tài chính cho NXB Tự Do in các sách của Phạm Đoan Trang. Ngọc Anh nói rằng việc Trang được trao giải thưởng Tự do Xuất bản của RSF vào hôm 12/09 “là một nguồn động viên rất lớn” “cho tất cả các anh chị em ở trong nước”.
Qua Facebook, được biết Ngọc Anh Rolland đã tiếp gặp nhóm Green Trees khi về nước hồi cuối tháng 7, đầu tháng 08/2019.
Tóm lại, buổi tọa đàm kết luận rằng trong 10 năm qua, phong trào “dân chửi” ở Việt Nam đã có một thành tựu “ngoạn ngục”, là biến việc chửi Nhà nước trở thành bình thường. Đối lập chính trị ở Việt Nam là có thật, nhưng chỉ tồn tại trên mạng, lại đang ở thế “đường cùng”, chỉ biết đặt hy vọng vào những sự kiện may rủi trong lĩnh vực môi trường hoặc kinh tế. Giới “dân chửi” đã lỡ cơ hội phát triển dưới vỏ bọc “công đoàn độc lập”, do bị EU bỏ rơi. Và dù vừa được RSF trao giải thưởng Tự do Xuất bản, ở hạng mục “Tầm Ảnh hưởng”, Phạm Đoan Trang không sống được bằng tiền mua sách của độc giả, mà phải dựa vào tiền hỗ trợ từ ngoại quốc.
Nguồn: Loa phường