Trang chủ Luận bàn - Phản biện GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến...

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo

131
0

Sau bê bối từ vụ việc bị tố “gạ tình” nữ phóng viên gây chấn động dư luận trong cả nước, Đại đức Thích Thanh Toàn (tên thế danh là Lê Hữu Long, sinh năm 1976 tại Quảng Trị), trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã làm tờ trình gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, xin được xả giới, hoàn tục.

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo

Việc sư Toàn phải xả giới, hoàn tục là chuyện không có gì phải bàn cãi khi những sai phạm của vị đại đức này là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thanh danh của Giáo hội Phật giáo và Tăng đoàn. Tuy nhiên, những ngày qua, dư luận, truyền thông trong và ngoài nước đang tranh luận hết sức sôi nổi về nguyện vọng của sư Toàn khi làm đơn xin xả giới, hoàn tục đó là xin giữ lại toàn bộ tài sản (gồm: trang trại, đất đai, vật dụng) mang tên chủ sở hữu là thế danh của sư Toàn.

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáoKhu trang trại mà Đại đức Thích Thanh Toàn đã chuyển nhượng từ 32 hộ dân

Dự kiến trong thời gian tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức làm việc với sư Toàn và chính quyền địa phương để xác minh nguồn gốc các tài sản mang tên chủ sở hữu là Lê Hữu Long trước khi có quyết định giải quyết chính thức.

Tuy nhiên, đã có khá nhiều chuyên gia, luật sư lên tiếng cho rằng: mặc dù pháp luật không hạn chế quyền về tài sản đối với những người tu hành nên họ vẫn có đầy đủ quyền tài sản như những công dân Việt Nam khác. Nhưng thực tế những người tu hành thường không làm gì để tạo ra của cải cho xã hội, hay nói cách khác là làm ra tiền, mà chủ yếu sinh sống, hoạt động tôn giáo dựa trên tiền đóng góp, ủng hộ của quần chúng tín đồ. Vậy nên, những tài sản mà cá nhân sư Toàn hay một nhà tu hành nào đó đứng tên sở hữu hoàn toàn có thể được mua bằng tiền của tín đồ đóng góp, ủng hộ cho giáo hội mà họ là người đại diện nhưng không được họ quản lý, sử dung đúng mục đích, nhất là trong bối cảnh các tổ chức tôn giáo không hề có cơ quan thanh tra, kiểm tra nội bộ và cũng chưa có cơ quan thanh tra, kiểm toán nào được các tổ chức tôn giáo mời vào kiểm tra độc lập.

Ở một khía cạnh khác, theo quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo hiện hành, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo nhưng lại nghiêm cấm các cơ sở tôn giáo chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do vậy, để phát triển quỹ đất cho giáo hội, thực tế có rất nhiều tổ chức tôn giáo, nhất là trong Công giáo, đã “lách luật” bằng cách cho các nhà tu hành dùng tư cách cá nhân của mình thực hiện các giao dịch chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Do vậy, để góp phần giúp giáo hội các tôn giáo ngăn ngừa việc các nhà tu hành xin giữ lại tài sản khi hoàn tục dù những tài sản đó được mua hoàn toàn bằng tiền của giáo hội, nên chăng Nhà nước cần sớm nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai tôn giáo theo hướng trao cho các cơ sở tôn giáo quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tất nhiên đi kèm với đó là việc thu tiền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo)!

@Lê Dân

Nguồn: Trà đá Blog

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây