Trang chủ Loa Phường Đi biểu tình là dấu hiệu của sự trưởng thành?

Đi biểu tình là dấu hiệu của sự trưởng thành?

176
0

Trong thời gian qua, một số phong trào biểu tình lớn trên thế giới – như cuộc cách mạng đường phố ở Hong Kong và phong trào “bãi khóa vì khí hậu” khởi phát từ Thụy Điển – đã thu hút nhiều thanh thiếu niên tham gia. Ở Việt Nam, nhiều người trong giới chống đối và giới NGO đã lợi dụng những diễn biến này để thiết lập hình mẫu mới cho giới trẻ Việt Nam – theo đó giới trẻ phải quan tâm đến chính trị, đi biểu tình và tham gia các tổ chức dân sự.

Cụ thể, theo hình mẫu này, một thanh, thiếu niên kiểu mẫu phải hội đủ ba điều kiện:

Thứ nhất, họ phải quan tâm đến chính trị và bức xúc về các vấn đề xã hội. Những người trẻ không quan tâm sẽ bị cho là “vô cảm”.

Thứ hai, họ phải thấm nhuần các giá trị của Chủ nghĩa Tự do phương Tây như dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận…

Thứ ba, họ phải sẵn sàng “lên tiếng” về bức xúc của mình “cho cả thế giới nghe”; thông qua những phương tiện như các hội đoàn dân sự và các cuộc biểu tình.

Những người cổ vũ hình mẫu này coi Joshua Wong và Greta Thunberg như tấm gương lý tưởng để giới trẻ noi theo. Họ xem việc đi biểu tình như dấu hiệu trưởng thành của giới trẻ.

Đi ngược xu hướng lớn nêu trên, một bộ phận của dư luận “lề trái” lại tỏ ra lo lắng về sự lên ngôi của hình tượng Greta Thunberg:

Đi biểu tình là dấu hiệu của sự trưởng thành?

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi mong dư luận nhớ rằng chính sách tốt không phải là chính sách kích động được nhiều người, mà là chính sách khả thi. Phong trào của Joshua Wong không khả thi: thay vì giải quyết các vấn đề của Hong Kong, nó đang khiến thành phố này mắc kẹt trong hỗn loạn và bạo lực. Dù Greta Thunberg khởi đầu bằng một yêu sách khả thi, là đòi chính phủ Thụy Điển giảm lượng khí thải carbon theo Thỏa thuận Paris; việc cô đòi mọi quốc gia coi trọng môi trường hơn kinh tế đang khiến phong trào mang màu sắc hoang tưởng. Khi Joshua Wong và Greta Thunberg không phải là giải pháp khả thi cho các vấn đề của xã hội, chẳng có lý do gì để giới trẻ Việt Nam thần tượng hai nhân vật đó.

Sự bế tắc của Wong và Thunberg xuất phát từ 2 điểm yếu của hình mẫu mà họ đang theo đuổi.

Thứ nhất, vì họ giải quyết vấn đề bằng đám đông phẫn nộ, thay vì bằng các cơ chế chính trị hiện hành; họ đẩy các tầng lớp trong xã hội vào thế đối đầu một mất một còn, thay vì tìm kiếm sự thỏa hiệp đem lại lợi ích cho mọi tầng lớp.

Thứ hai, vì họ lệ thuộc vào tiền, ô dù và mạng lưới quan hệ của những thế lực chính trị lớn hơn, phong trào của họ dễ bị biến thành quân cờ của những thế lực đó:

Đi biểu tình là dấu hiệu của sự trưởng thành?

Khác với giới “dân chửi”, chúng tôi không coi biểu tình như một dấu hiệu của sự trưởng thành.

Người trưởng thành tự chi trả cho ước mơ của mình, chứ không đòi người lớn làm điều đó như Greta Thunberg.

Người trưởng thành hiểu rằng thế giới có nhiều hệ giá trị khác nhau, mỗi cái đều có một chỗ đứng riêng, chứ không trở thành tín đồ trung thành của một hệ giá trị.

Và người trưởng thành tự kiếm sống, chứ không tranh giành bầu sữa của bà mẹ Mỹ như giới “dân chửi” Việt Nam. Nếu giới “dân chửi” muốn vẽ một con đường trưởng thành cho giới trẻ Việt Nam, họ nên tự mình trưởng thành trước.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây