Không hiểu vì sao, dạo gần đây trên Facebook xuất hiện không ít các bài viết về văn minh Pháp thuộc lẫn giá trị thực dân. Đặc điểm chung của những bài viết kiểu này đó chính là nó xoáy vào những vấn đề (tiêu cực) bất cập còn tồn đọng ở Việt Nam, thế rồi dẫn dắt rất khéo léo sang nhưng “điểm sáng” khả năng là “tích cực” dưới chế độ thực dân Pháp, đưa ra câu hỏi nghi vấn rất khốn nạn. Tiêu biểu có thể kể ra như bài viết về toàn quyền Doumer trong Diễn đàn Đô Thị – Kinh Tế – Xã Hội, hay về Vụ án Cánh đồng Nọc Nạn ở page Sử Nước Nam … khi “nâng bi” thực dân Pháp một cách khéo léo.
Đọc xong những bài viết kiểu này không nén nổi giận dữ. Với tôi, trừ khi chúng là những kẻ ấu trĩ bị ngộ độc thông tin của truyền thông phương Tây, nếu không tất thảy đều là những kẻ mất dạy và vô ơn.
Trích lại cho những ai chưa biết:
– Về vụ toàn quyền Doumer:
“Trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, Ông Paul Doumer — Toàn quyền Đông Dương (từ 1897 đến 1902) ông đã làm những việc sau đây:
– Xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nối với Vân Nam Trung Quốc.
– Xây dựng cầu sắt Long Biên nối hai bờ sông Hồng, cũng là cây cầu đẹp và dài nhất khu vục Đông Nam Á. (Bấy giờ và cầu mang tên ông đến 1954).
– Xây dựng cầu Việt Trì nối hai bờ sông Lô.
– Xây dựng cầu Quay Hải Phòng bắc qua sông Tam Bạc.
– Xây dựng cầu Hàm Rồng Thanh Hóa nối hai bờ sông Mã.
– Xây dựng cầu Trường Tiền nối hai bờ sông Hương.
– Xây dựng cầu Bình Lợi nối sông Sài Gòn.
– Mở mang đường sá nối Nam Kỳ và Trung Kỳ.
– Chấp thuận đề xuất của ông Yersin và cho xây dựng thành phố Đà Lạt.
– Mở mang, xây dựng cảng Hải Phòng.
– Năm 1901 khởi công xây dựng Nhà Hát Lớn Hà Nội, một công trình văn hóa kiến trúc đặc sắc đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà hát nào xứng tầm (trừ nhà hát Opera Thủ Thiêm vẫn còn nằm trên giấy)
– Đưa Hà Nội vào danh sách một trong những thành phố châu Á đầu tiên có điện…
Về vụ cánh đồng Nọc Nạn.
“Trong khoảng những năm 1920, ở cánh đồng Nọc Nạn thuộc huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu ngày nay xảy ra vụ án một gia đình nông dân dùng vũ khí thô sơ đứng lên chống lại chính quyền địa phương khi bị thu hồi đất đai sai luật.
Mấy chục mẫu đất do gia đình nông dân Tám Luông đứng ra khai phá bị bọn cường hào cấu kết với chính quyền địa phương cướp trắng.
Uất ức, mấy chục con người quyết tử chiến với lực lượng thu hồi đất. Kết cục 17 người bao gồm cả lực lượng trấn áp và trong gia đình Tám Luông bị chết.
Vụ án đồng Nọc Nạn gây rúng động toàn cõi Đông Dương khiến chính quyền cấp trên phải đưa vụ án tranh chấp đất ra xét xử, kết cục xử thắng cho gia đình Tám Luông.
Đừng coi thường pháp luật Nam kỳ trước 1945
Pháp luật Nam kỳ dựa trên nền tảng luật phát của Pháp quốc và quốc tế.
Người Pháp hễ mà họ ban ra đạo luật gì thì họ tôn trọng đạo luật đó.
Thời đó cho dù là thống đốc làm quấy cũng bị đi tù như thường nha … chớ nói gì tới Quan Tây hay là Điền Chủ cướp đất.
Phim nói không sai về việc Quan Tây – Cò Tây cướp đất nhưng quên nói rằng sau đó họ đã bị pháp luật Nam kỳ xử lý ra sao và ai đã giành được công lý.”
……
Những thông tin trên đưa ra có đúng, có sai, nhưng “luôn lập lờ đánh lận con đen” rất khéo vì chúng chỉ nêu lên hiện tượng chứ không nói về bản chất. Các bạn nên hiểu thế này, tất cả những hiện trạng ấy đều để phục vụ cho quá trình bóc lột, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Nói nôm na, kiểu một thằng xã hội đen buôn hàng trắng, giết người không ghê tay, đạp lên tất thảy để trục lợi nhưng bạn thấy thi thoảng hắn ta ủng hộ mấy đồng cho khuyến học, đôi khi phát cháo miễn phí. Vậy thì đó là hạng người gì? Vâng, là rác rưởi của xã hội đang mua danh chuộc tiếng.
Có thể nói, gần 100 năm sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp chính là đêm trường nô lệ, là quãng thời gian tăm tối nhất của dân tộc. Sau khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp tiến hành công cuộc bóc lột thuộc địa điên cuồng. Chúng khai thác tài nguyên, bắt người Đông Dương lên các đồn điền làm cu li, đi sang các xứ “tân lục địa” làm nô lệ. Máu đỏ đồn điền cao su, xương trắng đồn điền chè, nước mắt khắp trời dân tộc. Nhắc đến thời kỳ kinh hoàng ấy, hàng triệu người già Việt Nam vẫn còn không khỏi đớn đau.
Các bạn trẻ bây giờ nghe nhạc ngoại, tìm hiểu đủ thứ văn hóa khắp năm châu bốn biển, theo đuổi nhiều giá trị ngoại lai xa lạ … chỉ có điều không mấy ai chịu tìm hiểu về lịch sử dân tộc. Trong chúng ta, có ai đã từng đọc qua những áng văn được viết bằng máu và nước mắt của cha ông tổ tiên hay không? Hoặc đơn giản, như Bản án chế độ thực dân của Hồ Chủ tịch (khi ấy còn lấy tên là Nguyễn Ái Quốc). Thuế máu, khai thác thuộc địa, chế độ ngu dân, đàn áp nô lệ, đầu độc văn hóa, chia để cai trị … nhưng tất cả được chúng gọi là “khai hóa văn minh”. Dưới ách ngoại bang, trước là thực dân Pháp, sau là đế quốc Nhật – kế đó là bè lũ cường quyền ác bá tay sai Phong kiến – cả dân tộc phải chịu đau thương mất mát không kể xiết. Chỉ có những kẻ tay sai chó săn của thực dân sẵn sàng gây ác để đổi lấy đời sống sung sướng.
Và một đám những kẻ trí thức bất mãn, hay văn minh Tây học rởm đời suốt ngày ra rả chửi chế độ và cộng sản, tôn vinh “văn hóa phương Tây”. Một lũ trẻ ngu muội và vô lương hiện nay vốn chủ yếu xuất phát là con cháu của những thành phần vô ơn này. Vì vậy, hiện nay chúng không từ thủ đoạn nào để chống phá nền độc lập, tự do của đất nước. Chúng muốn đất nước loạn lạc, bị chiến tranh tàn phá, muốn ngoại bang xâm lược để chúng tiếp tục làm chó săn, kiếm ăn trên xương máu đồng bào.
Xin mượn lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo nói về tội ác man rợ của bè lũ xâm lược
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được?
Ấy vậy mà tới giờ con cháu của nạn nhân lại đi ngợi ca kẻ thủ ác, đó là hành động mất dạy và vô ơn, trâng tráo.
Chúng thấy tòa án thực dân bề mặt kết án kẻ thủ ác, nhưng chúng không thấy vì sao mà những kẻ đao phủ vô lương ngang nhiên làm ác, sát hại hơn chục mạng người vô tội.
Chúng ngợi ca pháp luật của thực dân Pháp, chúng không thấy rằng dưới sự cai trị hà khắc và khốn nạn của Thực dân Pháp và Đế quốc Nhật, chỉ trong nửa năm – nạn đói 1945 khiến gần 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Một thảm họa – nỗi đau tột cùng của dân tộc mà giờ khi nhắc lại người ta vẫn phải rơi nước mắt.
Đáng sợ thay, tàn dư của chế độ ngu dân vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ!
Lê Việt