Trang chủ Luận bàn - Phản biện Thu nộp đầu năm học! Vấn đề không của riêng ai?

Thu nộp đầu năm học! Vấn đề không của riêng ai?

185
0

Tiếng trống tựu trường năm nay chưa kịp vang lên để đón chào khai giảng năm học mới bởi bị át đi giữa tiếng sấm và những cơn mưa dai dẳng, kéo dài không ngớt. Nghe đài, báo đưa tin, trong cơn lũ dữ, hàng chục ngôi trường tại các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Ba Đồn… bị ngập nước, bàn ghế, dụng cụ học tập của các em bị hư hỏng, thiệt hại nặng nề.

Ấy vậy mà khi lụt bão còn chưa tan, người dân đang phải gồng mình lên khắc phục hậu quả. Một vài vị chủ chăn đã vội vàng lên mạng đăng tin cười đùa “lại điệp khúc thu nộp học đường”. Lúc nào cũng xoay quanh “tiền”, bất chấp nỗi vất vả của phụ huynh và học sinh đang cố gắng giành giật từng con chữ. Thực tế lâu nay, đột xuất một vài vị đến “thăm” các trường, nhưng là vào thẳng phòng giám hiệu để chất vấn các thầy cô về thu nộp tiền, chứ có vị nào đi xuống thăm từng lớp học, xem “đàn chiên con” của mình đang hàng ngày học tập trong môi trường thế nào đâu.

Thu nộp đầu năm học! Vấn đề không của riêng ai?

Khi học sinh lên tiếng

Cách đây không lâu, tại một giáo xứ có đến 4.000 giáo dân luôn “tự hào” là lá cờ đầu thiếu nhi thánh thể. Trong buổi lễ thêm sức cho hàng trăm em thiếu nhi. Chủ chăn của toàn Giáo phận đã hỏi, “Trong giáo xứ mình có em nào đạt được thành tích học sinh giỏi không?Cha sẽ có thưởng”. Cả giáo đường nín lặng, không một cánh tay đưa lên. Mãi đến khi Ngài gặng hỏi lúc lâu, mới thấy 2 cánh tay rụt rè đưa lên, nhưng trớ trêu thay các em lại sinh sống và học tập tại một thôn khác. Cũng phải thôi, khi mà con trai, con gái của ngay chính các ông “Trưởng, Phó Tiểu ban Công lý và hòa bình” kiêm luôn Chủ tịch và Phó chủ tịch hội đồng giáo xứ ấy, kẻ thì trắng trợn cướp bài thi của bạn, người thì gian dối lấy bài bạn quay cóp khi thi, không cho thì lấy phụ huynh ra hăm dọa. Có một sự thật đáng buồn rằng rồi đây, khi các vị chủ chăn và chính phụ huynh cùng các con em chỉ thấy được cái lợi trước mắt, học để làm gì rồi cũng đi xuất khẩu lao động, nhưng lúc quay về họ sẽ làm gì, chẳng lẽ đời họ rồi con em sau này cứ mãi vất vả đi làm thuê ở xứ người.

Những điều đó không phải để cổ súy cho việc lạm thu, lạm chi của một số cá nhân ở các trường học. Mà nó là hồi chuông cảnh tỉnh để các bậc phụ huynh, Nhà trường và toàn xã hội phải có trách nhiệm, cùng chung tay góp sức tạo dựng một môi trường học tập đầy đủ cho chính con em mình. Mà để thực hiện được điều đó thì:

Thứ nhất, các bậc phụ huynh phải tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các quy định thu nộp đầu năm cho con em mình. Đó là:

Các khoản thu theo quy định của nhà nước, bao gồm: Thu học phí; Phí trong giữ xe đạp, xe đạp điện, xe máy.

Các khoản được phép thu: Bảo hiểm y tế, dạy thêm, học thêm.

Các khoản thu theo thỏa thuận với Ban đại diện cha mẹ học sinh và đóng góp tự nguyện

– Tiền học cho học sinh môn Tiếng Anh lớp 1, 2; môn Tin học lớp 3,4,5; Tiếng Anh tăng cường lớp 3,4,5 (nếu có).

– Tiền học phẩm cho học sinh Mầm non: Trang bị các loại vở, học liệu để giúp trẻ tham gia các hoạt động giáo dục theo chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định (danh mục học phẩm theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 11/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Tiền nước uống tinh khiết; tiền phù hiệu, sổ liên lạc, thẻ bạn đọc cho học sinh.

– Tiền phục vụ các lớp bán trú: Tiền ăn; chăm sóc bán trú (bồi dưỡng người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng; nhân viên phục vụ công tác bán trú); trang thiết bị phục vụ bán trú: mua các trang thiết bị bán trú có chất lượng tốt và sử dụng cho các năm học sau (giường, chiếu, chăn, khăn mặt, bát, dĩa cốc, xoong, nồi, bếp ga…); điện nước sinh hoạt phục vụ riêng cho bán trú; tiền bồi dưỡng ngoài giờ (làm việc buổi trưa) cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phục vụ.

– Các cơ sở giáo dục có tổ chức bán trú thì hợp đồng lao động để phục vụ cấp dưỡng (nhân viên nấu ăn); đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thực hiện theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo – Nội vụ: Cứ 35 trẻ nhà trẻ hoặc 50 trẻ mẫu giáo thì được ký hợp đồng lao động.

– Tiền bảo vệ trường: Tùy theo nhu cầu, quy mô và điều kiện kinh phí để đơn vị hợp đồng lao động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhưng không vượt quá 02 người/đơn vị; mức tiền công (lương) theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động (có thể áp dụng theo bảng lương “Bảng 4”, nhóm ngạch “Nhân viên bảo vệ” ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ); nguồn kinh phí: Thu theo thỏa thuận và cân đối trong kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.

Các khoản không được thu

Các khoản không được thu đối với học sinh dưới bất kỳ hình thức nào:

+ Tiền vệ sinh môi trường: Phí rác thải; vệ sinh sân vườn, chăm sóc bồn hoa; phục vụ vệ sinh lớp học.

+ Tiền hỗ trợ các kỳ thi.

+ Tiền điện, nước sinh hoạt (trừ tiền điện, nước phục vụ bán trú).

+ Tiền tổ chức các hoạt động: Kỷ niệm (ngày thành lập, ngày truyền thống…); hội thi, hội diễn, văn nghệ, văn nghệ chào mừng; tiền thưởng cho giáo viên.

+ Tiền giấy kiểm tra (trừ giấy kiểm tra học kỳ).

+ Tiền mua vở có logo, hình ảnh của trường.

+ Tiền công phụ huynh đóng góp thay cho lao động của học sinh.

Các khoản không được thu hộ các tổ chức

+ Tiền may hoặc mua áo quần đồng phục cho học sinh.

+ Các loại quỹ: Quỹ đoàn, Đội, Khuyến học, quỹ Ban đại diện CMHS; hội phí Chữ thập đỏ…, đơn vị chỉ đạo các tổ chức đoàn thể liên quan thực hiện vận động quyên góp, ủng hộ và chi theo quy định cấp có thẩm quyền của các tổ chức đoàn thể (nhà trường không thu hộ các khoản này).

+ Bảo hiểm thân thể học sinh và các loại bảo hiểm khác (trừ bảo hiểm y tế): Cơ quan bảo hiểm liên hệ với phụ huynh học sinh ở nơi cư trú về việc mua, bán các loại bảo hiểm này theo nguyên tắc tự nguyện.

Riêng áo quần đồng phục: Phụ huynh học sinh và ban đại diện CMHS tổ chức việc may hoặc mua đồng phục theo đúng quy định của Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 của Bộ giáo dục và Đào tạo; các trường chọn 01 loại đồng phục để tổ chức mua sắm, phục vụ cho các lễ hội, hoạt động giáo dục của nhà trường (áo quần sơ mi đồng phục) theo quy định của Công văn số 6100/BGDĐT-CTHSSV ngày 06/9/2013 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, hàng năm học không được thay đổi các chi tiết hoặc màu sắc trên đồng phục; tuyệt đối không được yêu cầu học sinh phải mua, may đồng phục theo từng năm học. Đối với các loại áo quần đồng phục thể dục, thể thao; giáo dục Quốc phòng thực hiện theo quy định về chuyên môn.

Thứ hai, Sau khi nắm vững các quy định, phụ huynh nên trực tiếp đến trường nơi con em học tập để vừa biết được hiện trạng cơ sở vật chất, chất lượng, môi trường giáo dục, đào tạo. Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh đầu năm để kết nối chặt chẽ với các thầy cô trong quản lý việc học tập, rèn luyện của con em mình, nắm rõ về các khoản thu nộp, về kế hoạch giảng dạy của các nhà trường… Bầu những người có hiểu biết, tâm huyết vào Ban đại diện cha mẹ học sinh để đại diện thay tiếng nói của mình.

Thứ ba, Các thành viên khác trong cộng đồng, đặc biệt là các vị chủ chăn thay vì làm anh hùng bàn phím trên mạng xã hội, hãy quan tâm, cùng phụ huynh đến tìm hiểu thực tế của các trường, hiểu rõ những khó khăn, vất vả của nghề giáo. Cùng các nhà trường đánh giá, xem xét những thiếu thốn về cơ sở vật chất, dụng cụ học tập… để hỗ trợ, tạo điều kiện, môi trường học tập tốt nhất cho các em – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Nguồn:  Dân luận 24h

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây