Thời
gian chúng ta nói nhiều đến các hoạt động trên thực địa một cách ngang ngược
của Trung Quốc ở khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam, còn trên phương diện ngoại
giao, Cảnh Sảng – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu: “Trung Quốc có chủ quyền tại Trường Sa và
quyền chủ quyền, quyền tài phán tại khu vực bãi Tư Chính ở kế đó. Điều này có
cơ sở vững chắc về lịch sử và pháp lý”. Giống như những lần trước đều là
những phát ngôn rất mơ hồ và hoàn toàn không có cơ sở, cả về khía cạnh lịch sử
lẫn góc độ pháp lý.
Dưới
góc độ pháp lý: Theo quy định của luật pháp quốc tế, đặc
biệt là Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, một vùng bãi ngầm, thậm
chí là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (tức là nổi lên khi triều thấp và chìm xuống
khi triều cao), không phải là đối tượng để tuyên bố chủ quyền. Như vậy, chế độ
pháp lý của bãi ngầm Tư Chính cũng như các bãi ngầm và bãi cạn lúc nổi lúc chìm
trên biển chỉ phụ thuộc vào khoảng cách tới bờ biển (hoặc bờ đảo) của các quốc
gia lân cận.
Nếu
khu vực bãi ngầm nằm trong khoảng cách 200 hải lý tới bờ biển của quốc gia gần
nhất, nó sẽ thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia đó. Nếu nó nằm
trong khoảng cách 350 hải lý tới bờ biển của quốc gia gần nhất và địa hình đáy
biển thoải dần ra bên ngoài, nó sẽ thuộc vùng thềm lục địa của quốc gia đó. Nếu
bãi ngầm nằm trong khoảng cách nêu trên của cùng lúc hai quốc gia, nó sẽ thuộc
vùng biển chồng lấn của hai quốc gia này và cần được đàm phán để phân định ranh
giới biển.
Nếu
bãi ngầm nằm cách bờ biển của một quốc gia với một khoảng cách trên 350 hải lý
hoặc một khoảng cách nhỏ hơn 350 hải lý và lớn hơn 200 hải lý nhưng bãi ngầm bị
ngăn cách với bờ bằng ít nhất một rãnh sâu với đáy biển đột nhiên sụt xuống thì
bãi này sẽ không liên quan gì tới quốc gia này.
Bãi
ngầm Tư Chính nằm cách bờ biển Vũng Tàu của Việt Nam khoảng 160 hải lý trong
khi cách bờ đảo Hải Nam của Trung Quốc trên 600 hải lý. Như vậy, theo quy định
của luật pháp quốc tế, bãi này hoàn toàn thuộc EEZ và thềm lục địa Việt Nam,
không liên quan tới Trung Quốc.
Dưới góc độ lịch sử: Nhà báo, học giả người Anh
Bill Hayton gần đây đã viết rất nhiều về những sai lầm và ngụy tạo của Trung
Quốc cho cái mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền lịch sử trên biển Đông”. Theo các
nghiên cứu của Bill Hayton, trước đây Trung Quốc không có phương tiện, thiết bị
nào để khảo sát và biết được các bãi ngầm ở biển Đông. Do vậy, Trung Quốc đã
dịch và đặt tên cho các thực thể địa lý trên biển Đông bằng cách dịch các bản
đồ nước ngoài và gán tên Trung Quốc cho nó.
Tên
tiếng Anh của bãi Tư Chính là Vanguard Bank. Khi Trung Quốc dịch nó ra tiếng
Hoa, họ không biết bãi này ở đâu và ra sao, cứ nghĩ đây là một bãi cát nổi
(Bank) nên gọi nó là bãi Vạn An. Cái nhầm lẫn ngớ ngẩn này đã làm cho Trung
Quốc tưởng rằng họ đã có “chủ quyền lịch sử” đối với bãi Tư Chính từ ngàn xưa.
Về
mặt lịch sử, Trung Quốc xưa kia là quốc gia hướng về nội địa. Từ khi VN xác lập
chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào thế kỷ 16 cho tới đầu thế
kỷ 20, Trung Quốc có bất cứ động thái nào để khẳng định chủ quyền trên hai quần
đảo này. Phán quyết của tòa năm 2016 cũng nêu rõ có thể trong lịch sử, một số
quốc gia có thực hiện đánh cá và một số hoạt động kinh tế khác trên một vùng
biển. Tuy nhiên, cái gọi là “quyền lịch sử” của quốc gia đó từ khi UNCLOS ra
đời chỉ được giới hạn trong vùng biển mà quốc gia đó được phân định theo
UNCLOS. Như vậy, về mặt lịch sử, Trung Quốc cũng không có bất cứ cơ sở nào để
nói Trung Quốc có chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
“Cả
vú lấp miệng em” là chiến thuật mà Trung Quốc sử dụng để che mắt người dân cũng
như dư luận quốc tế cho những hành vi phi pháp của mình. Sự thật lịch sử thì
không thể chối cãi dù Trung Quốc là quốc gia có tài “làm giả” đến mức nào đi
chăng nữa. “Con giun xéo lắm cũng oằn” để xem những hành động phi pháp của
Trung Quốc sẽ thực hiện được đến lúc nào?!
LOXEBEN
Nguồn: Nhân quyền Việt Nam