Nếu ai đó dành chút thời gian để theo dõi những sự kiện của Giáo hội Công giáo xảy ra trong ngày hôm nay sẽ thấy rất rõ thực tế, nhiều thành phần trong Giáo hội tôn giáo này đã chia sẻ rất nhiều bản THÔNG BÁO VỀ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ TẾ BẦN (NHÀ THIÊN THẦN) – GIÁO XỨ SA PA được loan báo bởi Linh mục chánh xứ SaPa Phêrô Phạm Thanh Bình. Và kể ra sự nhiệt tình của nhiều thành phần trong Giáo hội Công giáo cho thấy ở Giáo hội này có một sợi dây về tình liên đới hết sức vững chắc, là điều mà nhiều Giáo hội, nhóm dân cư, tộc người trong xã hội cần học tập để có được một kết cấu dân cư thực sự bền vững; là điều kiện cần để chúng ta cùng chung tay giúp đỡ nhau vượt qua những tháng ngày khó khăn nhất trong cuộc sống…
Nhưng rồi, đọc bản thông báo, chắc chắn nhiều người đọc sẽ nhận ra được một cái thiếu gì đó trong đó mà hình như từ người soạn thảo cho đến người ký để ban hành có ý lảng tránh, dấu diếm và cố tình không nhắc đến.
Theo như trang Người Công giáo chỉ ra thì: “Bản thông báo đã nói khá rõ lịch sử hình thành cơ sở khám chữa bệnh này của Giáo xứ Sapa: “Như chúng ta đã biết, Giáo xứ Sa Pa có các cơ sở để phục vụ cho những sinh hoạt của giáo xứ, bao gồm các Nhà thờ và nhà xứ, Nhà tế bần (còn gọi là Nhà thiên thần, thuộc thị trấn Sa Pa), Tu viện Tả Phìn (thuộc xã Tả Phìn)…
Đối với Nhà tế bần, được giáo xứ xây dựng ngay từ khi mới thành lập (năm 1902), để làm nơi chăm sóc những người đau yếu bệnh tật hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn”.
Đồng thời cho biết “Từ nhiều năm qua, cơ sở này đã được thị trấn Sa Pa sử dụng làm Trạm y tế. Thời gian gần đây, lại được cho thuê làm nơi bán hàng ăn uống. Giáo xứ Sa Pa cùng Toà giám mục giáo phận Hưng Hoá đã nhiều lần trao đổi với chính quyền về việc liên quan đến cơ sở này nhưng vẫn chưa có sự thống nhất” trước khi nói về việc huyện Sa Pa lại có quyết định xây dựng nơi này thành “Nhà trưng bày sản phẩm du lịch kết hợp nhà văn hoá tổ 7A, 7B thị trấn Sa Pa” dự kiến khởi công vào ngày mai 28/9/2019 và nhắc lại nội dung một số cuộc làm việc giữa đại diện Giáo xứ Sa Pa, Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa với chính quyền các cấp huyện Sa pa, Thị trấn Sa Pa.. Tuy nhiên người đọc nếu tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra một khoảng trống, nói đúng hơn là sự thiếu hụt thông tin xung quanh chuyện tại sao mặc dù trước đó, căn nhà đã được sử dụng làm nơi khám chữa bệnh cho bà con giáo dân thuộc giáo xứ mà “Từ nhiều năm qua, cơ sở này đã được thị trấn Sa Pa sử dụng làm Trạm y tế. Thời gian gần đây, lại được cho thuê làm nơi bán hàng ăn uống”.
Hay nói cách khác, phải có một sự kiện gì đó diễn ra và có sự thống nhất từ Gx Sa Pa thì chính quyền mới có thể sử dụng vào mục đích này đến mục đích khác, chứ không bao giờ chính quyền lại được sử dụng thoải mái mà từ Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa đến Gx vẫn chưa có bất cứ động thái quyết liệt nào ngoài việc “Giáo xứ Sa Pa cùng Toà giám mục giáo phận Hưng Hoá đã nhiều lần trao đổi với chính quyền về việc liên quan đến cơ sở này nhưng vẫn chưa có sự thống nhất” như được nói đến.
Cụ thể hơn, phải chăng đã xuất hiện một biến cố mà chính điều đó khiến cho Giáo xứ Sa Pa mất đi quyền kiểm soát, quyền được sử dụng căn nhà nói trên. Và trong một đông thái đề nghị được lấy lại công trình vì lí do tôn giáo, Gx đã báo cáo và cùng với Tòa Giám mục Gp Hưng Hóa nhiều lần đề xuất nhưng chưa được chính quyền các cấp tỉnh Lào Cai, huyện SaPa chấp nhận… “.
Mặc nhiên chi tiết tại sao chính quyền lại đường đường, chính chính sử dụng căn nhà tế bần do chính Gx Sa Pa xây dựng từ năm 1902 khi thành lập mà Gx chỉ còn biết đối thoại để xin lại chứ không dám có những động thái cứng rắn và quyết liệt hơn… Chắc chắn nó đã có những nguyên do của nó mà như trang này cũng đã đề cập hoặc là nó đã diễn ra như cái cách mà Linh mục Tổng đại diện TGP Hà Nội Giuse Nguyễn Tùng Cương, sau này là Giám mục tiên khởi Gp Hải Phòng đã có giấy bán hoặc bàn giao lại cho chính quyền trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa (sau năm 1954) vì không có nhu cầu sử dụng nữa. Hay như việc Linh mục Quản xứ Cầu Rầm giai đoạn trươc đây đã bán công trình nhà thờ bị bom Mỹ đánh sập một phần cho một cơ sở HTX thuộc nhà nước (hiện đang còn giấy bán) và vấn đề vướng quy hoạch nên cho đến nay dù đã nhiều năm đề nghị được cấp lại nhưng chính quyền tại Hà Nội và Nghệ An vẫn chưa xem xét, giải quyết những đề nghị đó. Bản thân Giáo hội vẫn chờ đợi từ những thiện chí từ chính quyền mà không dám có những động thái quyết liệt hơn….
Và như thế điều dễ thấy là bản thông báo có tính loan báo và kêu gọi sự đồng tình ủng hộ, cùng lên tiếng, giúp đỡ để chính quyền tại huyện Sa Pa dừng lại việc khởi công công trình “Nhà trưng bày sản phẩm du lịch kết hợp nhà văn hoá tổ 7A, 7B thị trấn Sa Pa”. Song cái điều mà dư luận cần nhất, mong chờ nhất trong chuyện này là yếu tố công lý, là cái để đưa ra bảo vệ Giáo xứ, bảo vệ Tòa Giám mục Giáo phận Hưng Hóa trong chuyện này lại vắng bóng và không được nhắc đến. Sự lãng quên này vì thế phải chăng là có chủ đích và Gx Sa Pa, bản thân Linh mục chánh xứ Phêrô Phạm Thanh Bình đang cố tình dấu nhẹm đi vì những lí do riêng có của mình…
Cái căn tính và cũng là điều người Công giáo luôn tự hào, lấy làm hãnh diện trước xã hội là việc dám làm chứng cho sự thật, là dấn thân và quyết bảo vệ sự thật. Nhưng sẽ lấy làm thất vọng nếu hay biết Gx Sa Pa, Linh mục chánh xứ Phêrô Phạm Thanh Bình đang cố tình đánh rơi sự thật, lãng quên sự thật… và chừng nào khi sự thật còn bị chìm lấp, bị đánh tráo thì chừng ấy gx sẽ khó tìm được tiếng nói chung với chính quyền trong giải quyết vấn đề nguyện vọng của Giáo hội. Những sự ủng hộ sẽ chỉ diễn ra trong Giáo hội vì tình liên đới mà thôi…
Nguồn: Mõ làng