Trang chủ Cánh cò Quan lộ thần tốc của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở...

Quan lộ thần tốc của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk

183
0

Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk khẳng định có sai sót trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ dẫn đến việc nữ trưởng phòng tại đơn vị này làm giả hồ sơ xin việc, thăng tiến nhiều năm liền.

Quan lộ thần tốc của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk
Năm 2005, bà Thảo về làm việc tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk và bắt đầu còn đường thăng tiến – Ảnh: TRUNG TÂN

Liên quan đến vụ nữ trưởng phòng quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk làm giả hồ sơ, trưa 4-10, Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk đã có buổi gặp, thông tin nhanh cho báo chí.

Ông Nguyễn Thượng Hải – chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk – khẳng định có sai sót của các cơ quan chuyên môn trong việc thẩm tra hồ sơ xin việc của bà Trần Thị Ngọc Thảo (44 tuổi, trưởng phòng quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk).

Dùng bằng giả để tiếp tục học lên

Theo ông Hải, tất cả sai sót này bắt nguồn từ khoảng 20 năm trước, năm 1999. Lúc này bà Thảo xin vào làm nhân viên tại xí nghiệp chế biến cà phê của Công ty xuất nhập khẩu cà phê 2-9 (một doanh nghiệp thuộc quản lý của Tỉnh ủy Đắk Lắk).

Lúc này, doanh nghiệp yêu cầu người lao động phải có bằng tốt nghiệp THPT nhưng bà Thảo lại chưa học, chưa có bằng. Bà Thảo trình bày giai đoạn đó do gia đình quá khó khăn, rất cần một công việc nên mới lấy bằng cấp III của chị kế của mình – tức bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (đang làm điều dưỡng ở Lâm Đồng) – để hoàn thiện hồ sơ.

Được nhận vào làm ở doanh nghiệp này, bà Thảo tiếp tục dùng bằng cấp III của chị gái để đi học trung cấp, cao đẳng rồi học từ xa tại ĐH Đà Nẵng chuyên ngành kế toán (tốt nghiệp năm 2009).

Từ đầu năm 2005, do đã có các bằng cấp về kế toán, bà Thảo được nhận vào làm nhân viên kế toán tại Nhà khách tỉnh Đắk Lắk (thuộc Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk), đến năm 2007 thì phụ trách rồi tháng 10-2007 là kế toán trưởng tại đây.

Quan lộ thần tốc của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk
Ông Nguyễn Thượng Hải (đứng giữa) thông tin với các cơ quan báo chí – Ảnh: TRUNG TÂN

“Đến năm 2009, do Văn phòng Tỉnh ủy thiếu nhân viên kế toán nên đã điều động bà Thảo từ Nhà khách tỉnh Đắk Lắk về. Đến năm 2013, bà Thảo được bổ nhiệm làm phó phòng quản trị – Văn phòng Tỉnh ủy và đến năm 2016 là trưởng phòng cho đến nay”, ông Hải thông tin.

Theo ông Hải, khi bà Thảo được chuyển về Văn phòng Tỉnh ủy, vì đây là đơn vị trọng yếu, cơ mật nên các hồ sơ hành chính, hồ sơ đảng viên của bà Thảo (dưới cái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa) đã được kiểm tra.

“Văn phòng đã kiểm tra bằng cấp III, trung cấp cũng như các văn bằng khác thì cái tên Trần Thị Ngọc Ái Sa đều là thật, có quá trình theo học. Chúng tôi kiểm tra hồ sơ đảng viên thì cũng không có phát hiện sai sót nên thực hiện quy trình đề bạt, bổ nhiệm bình thường”, ông Hải nói.

Quan lộ thần tốc của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk
Bà Ái Sa dùng bằng cấp của chị gái để đi học

Do sai sót chứ không có… nâng đỡ

Tuy nhiên, tại buổi gặp gỡ thông tin với báo chí, ông Hải thừa nhận có sai sót của các cán bộ từ cấp cơ sở đến Văn phòng, Ban tổ chức Tỉnh ủy trong việc tiếp nhận, đề bạt, bổ nhiệm bà Ái Sa (tức bà Thảo).

Theo ông Hải, lúc ông còn làm ở Ban tổ chức Tỉnh ủy (ông Hải mới sang Văn phòng Tỉnh ủy từ đầu tháng 10-2019) thì có nhận được đơn tố cáo bà Ái Sa dùng tên, hồ sơ giả để thăng tiến. Thực tế nếu không bị tố cáo, bà Thảo cũng thuộc diện phải rà soát về tiêu chuẩn cán bộ theo hướng dẫn của trung ương.

“Qua kiểm tra hồ sơ, chúng tôi phát hiện bà Ái Sa tên thật là Trần Thị Ngọc Thảo, sinh năm 1975 và chưa từng có bằng cấp III. Bà Thảo đã thừa nhận việc làm giả hồ sơ từ ban đầu và nói rất xấu hổ nên hiện đã xin nghỉ phép, đã có đơn xin thôi việc.

Tuy nhiên, chúng tôi chưa chấp nhận cho nghỉ việc vì phải xử lý triệt để các sai phạm của bà Thảo cũng như những người liên quan đến việc đề xuất, cất nhắc”, ông Hải nói.

Quan lộ thần tốc của hotgirl gội đầu thành Trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk
Đơn trình bày của bà Thảo gửi lên Tỉnh ủy Đắk Lắk nói về việc mình “mượn tên” – Ảnh: TR.TÂN

Cũng theo chánh Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk, hiện Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện quy trình kỷ luật đảng viên từ cấp chi bộ. “Tuy chưa có kết luận cuối cùng nhưng quan điểm của Tỉnh ủy là sai phạm này không thể sửa chữa, khắc phục và phải xử lý ở mức nặng nhất”, ông Hải khẳng định.

Trả lời Tuổi Trẻ Online về việc dù là hai chị em nhưng rõ ràng các đặc điểm nhận dạng, giấy tờ tùy thân sẽ khác nhau… tại sao có thể sai sót, có sự nâng đỡ nào của các cán bộ liên quan, ông Hải tiếp tục thừa nhận có sai sót.

“Có sai sót trong việc thẩm định hồ sơ mới có việc người này dùng bằng người khác để xin việc, đi học rồi thăng tiến chứ. Cái này chúng tôi cũng sẽ xử lý từng bước và kiên quyết”, ông Hải cam kết.

Cũng theo ông Hải, phải xuất phát từ thời điểm lịch sử, lúc đó hai chị em khá giống nhau nên các cơ quan chuyên môn mới nhầm lẫn và để bà Thảo đi học, thăng tiến dưới cái tên của chị mình.

“Mới đây, khi nhận đơn nặc danh, chúng tôi mới biết, tiến hành xác minh và mới ‘lòi’ ra việc bà Thảo làm giả hồ sơ. Đây là bài học kinh nghiệm cho chúng tôi trong công tác rà soát, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ. Tới đây, Tỉnh ủy cũng sẽ có văn bản chấn chỉnh, yêu cầu phải chặt chẽ hơn trong việc theo dõi hồ sơ cán bộ”, ông Hải cho biết.

TRUNG TÂN/Tuổi Trẻ

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây