Trang chủ Cánh cò Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm...

Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo?

205
0

Mới đây, Hòa Bình đã xin Thủ tướng xây khu du lịch tâm linh 3.308 tỷ tại huyện nghèo Lạc Thủy kèm theo đó là việc điều chỉnh 47,6ha đất ruộng của dân. Trong bối cảnh du lịch tâm linh bùng phát kèm theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng như sự việc trục vong thu lợi hàng nghìn tỷ từ nỗi sợ hãi của phật tử ở chùa Ba Vàng, việc sư thầy xin “tí khí” ở chùa Tam Đảo khiến dư luận phẫn nộ… cùng với câu hỏi ai mới là người thực sự được hưởng lợi ích từ các dự án trên vẫn còn đang bỏ ngỏ thì liệu đại công trình ở Hòa Bình có khả thi? Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo? Liệu khu du lịch tâm linh có phải là cứu cánh phát triển kinh tế cho một vùng?

Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo?

Có thể thấy, chưa bao giờ mà du lịch tâm linh ở nước ta lại phát triển rầm rộ như hiện nay với những quần thể dự án siêu khổng lồ. Như khu du lịch Bái Đính (Ninh Bình) có diện tích 539ha; khu du lịch Tam Chúc – Ba Sao (Hà Nam) có diện tích lên đến 5.100ha; khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) 18.940ha; khu du lịch tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp (Hải Phòng) có diện tích 450ha… Không thể phủ nhận hết những giá trị tâm linh về mặt tinh thần tuy nhiên việc các khu du lịch tâm linh tại nhiều vùng trên cả nước chiếm hàng nghìn héc ta ấy có giúp ích gì cho đời sống của người dân địa phương không, có mang lại điều gì cho ngân sách Nhà nước không? Thậm chí, đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 khóa XIV còn phải đặt câu hỏi liệu có hay không việc cán bộ, công chức góp tiền xây chùa để trục lợi?

Bởi việc huy động hàng trăm nghìn ha đất để xây dựng các dự án siêu tâm linh này chưa bao giờ đễ dàng đến thế với thời hạn khai thác đất địa phương lên đến 70 năm mặc những hệ lụy của nó rất lớn. Ví như, những dự án này xây dựng chủ yếu ở các khu rừng núi và cả các khu đất ruộng của dân. Liệu rằng khi diện tích đất nông nghiệp bị lấy nhiều như thế thì việc đảm bảo lương thực trong vùng và cả nước như thế nào?  Trong khi nước ta có thế mạnh về xuất khẩu lúa, đánh đổi thế mạnh này để lấy một khu dự án tâm linh, tính về hiệu quả kinh tế lâu dài liệu có đáng giá? Bên cạnh đó, việc hàng loạt các khu đất rừng đồi núi bị xẻ thịt, hàng trăm nghìn cây xanh bị đốn hạ thay thế vào đó là các cột bê tông đã khiến hệ thống môi trường sinh quyển bị phá vỡ nghiêm trọng, môi trường sinh thái bị mất cân bằng, thân thể quốc gia bị băm nát không thương tiếc liệu có được các nhà quản lý tính đến? Trong khi người dân năm nào cũng phải những cảnh tang thương từ việc phá rừng này? Họ nghèo khó kiệt quệ đến cùng cực ngược lại với sự xa hoa ở các dự án tâm linh này.

Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo?Chùa Tam Chúc rộng lớn chiếm bao nhiêu % diện tích của cả khu dự án lên đến 5.100 héc-ta đất?
Hầu hết các khu du lịch tâm linh tại miền Bắc đã và đang có sự đan xen đầu tư giữa vốn của doanh nghiệp và vốn Nhà nước nhưng doanh nghiệp lại là người thu tiền. Như dự án Tam Chúc – Ba Sao, Bái Đính – Tràng An, Hồ Núi Cốc đang thực hiện theo phương thức này. Điều đáng mặc dù là có tiền của dân đóng góp thế nhưng dân muốn lên tham quan, lễ phật thì phải chui qua hàng tầng lớp “BOT chùa” với mức thu phí vô tội vạ. Thậm chí, càng nhiều công trình trong khu dự án tâm linh được xây dựng lên thì từng đó hòm công đức cũng kéo theo mà nhân lên. “Hòm công đức” bây giờ không chỉ là chỉ đơn thuần là tiền giọt dầu như trước đây các cụ nhà ta vẫn làm.

Được biết chỉ trong một mùa lễ hội, số “tiền lẻ” mà khách thập phương để lại ở chùa Hương đem gửi ở chi nhánh ngân hàng huyện Mỹ Đức đã lên tới 1.200 bao tải, với tổng trị giá khoảng 22 tỷ đồng tiền công đức. Ở Yên Tử, năm cao nhất thu tới 31 tỷ đồng. Còn ở Bái Đính nếu như năm 2005, toàn tỉnh đón 1 triệu lượt khách du lịch với doanh thu 60 tỷ đồng, thì đến năm 2012 địa phương đã đón trên 3,7 triệu lượt khách và doanh thu trên 800 tỷ đồng. Năm 2013, đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó 2/3 là khách tham gia hành trình du lịch tâm linh, doanh thu dự kiến đạt khoảng gần 1.000 tỷ đồng. Một vài con số như thế cho thấy kinh doanh từ du lịch tâm linh mang lại lợi ích kinh tế đáng kể. Và điều đáng nói nữa là tất cả các khoản thu được ấy thì những ai được biết và được sử dụng chi tiêu như thế nào thì không ai rõ. Ngay các nhà quản lý các địa phương là lãnh đạo Sở VHTT&DL cũng không nắm được mà chỉ tin vào “lòng thành” của các phật tử, các nhà đầu tư mà thôi. Cho đến hiện nay, chúng ta chưa thể giám sát, minh bạch hóa các khoản thu chi và chính sách thuế với các doanh nghiệp bỏ tiền đầu tư các khu du lịch tâm linh và tất nhiên vì thế nên việc thất thoát, trốn tránh nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho địa phương là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Nó nan giải tới mức PGS.TS. Phạm Trung Lương- Nguyên Phó Viện trưởngViện Nghiên cứu phát triển Du lịch từng phải đau đáu câu hỏi gửi tới các cơ quan quản lý rằng: “Việc đổ vốn khủng xây dựng những siêu dự án tâm linh cần phải được xem xét thận trọng, vì đó là biểu hiện của sự đầu tư bất thường. Lẽ thường, không ai kinh doanh trên lĩnh vực tâm linh. Cũng không thể có chuyện doanh nghiệp chấp nhận bỏ “tiền tấn” ra đầu tư mà không có lãi. Do đó, hoàn toàn có cơ sở nghi vấn về nguồn tiền và mục đích đầu tư vào những công trình này từ đâu?

Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo?Hoạt động thu phí trước cửa chùa
Mà nói đi thì phải nói lại nếu như không có cầu thì làm sao có cung. Không khó để nhận diện hiện tượng trục lợi tâm linh hiện nay còn xuất phát từ tâm lý của một số người thân là phật tử thế nhưng khi đến cửa chùa chỉ nhằm mục đích cầu xin danh lợi, thậm chí xin triệt hạ đối thủ trong làm ăn, kinh doanh. Sự ích kỷ và vụ lợi của con người ta càng lớn thì những kẻ buôn thần bán thánh lại càng có cơ hội để trục lợi.

Là một phật tử thuần thành luôn tin tưởng vào giáo lý tốt đẹp của đức Phật chưa bao giờ tôi cảm thấy lo lắng cho sự phát triển ồ ạt của các khu du lịch tâm linh như hiện nay. Có giáo lý của nhà Phật răn dạy phật tử phải xây chùa to phật lớn như hiện nay để thờ cúng đâu? Có Đức phật nào khuyên người ta càng cúng nhiều tiền thì càng được giải vong, giải nghiệp đâu? Những người phật tử vì tín tâm mà lễ bái đến gầy mòn, sẵn sàng vét đồng cuối cùng trong nhà đem “cúng dường” để rồi chiêm ngưỡng một số bậc tăng ni béo tốt ưa dùng tất cả các hàng hiệu cao cấp, rất thích có kẻ che ô, xách dép luôn đi bên cạnh, nói những lời có cánh và những bẩm bạch cùng sự cung nghinh! Để rồi từ đó cho ra đời, một lực lượng tăng ni có một khả năng “tiêu tiền không tiếc tay” nhưng lại không có khả năng làm ra của cải vật chất nhưng lại được từ chính quyền các cấp cùng mọi tầng lớp nhân dân chiều chuộng, phụng đãi cung kính.

Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo?

Liệu hàng chục ha đất lúa để đổi lấy một khu tâm linh có khiến dân ở đây thoát nghèo?

Từ nghìn xưa đến nay, những giá trị mà đời sống tâm linh mang đến cho con người đều là giúp họ hoàn thiện bản thân, tu thân tích đức, làm những điều tốt đẹp cho đời chứ không phải dạy họ vin vào sự vái lạy để cầu xin tiền tài danh vọng. Một đất nước tốt đẹp phát triển phải từ giá trị xuất phát thực tế của mỗi con người, từ cách mỗi người  trong xã hội đối xử với nhau, với thiên nhiên và cả tiền đồ của đất nước chứ không phải là từ phần lớn đất đai, của cải đổ vào chùa chiền, tượng to, chuông lớn với những con người ưa sì sụp lễ bái cùng với những chính sách vận hành luôn tạo ra lợi ích nhóm cho cái gọi là tâm linh.

Trong khi đất nước còn nghèo, thu nhập của người dân còn thấp, trường học, bệnh viện còn thiếu mà cứ lo xây chùa, nhà thờ cho thật hoành tráng có nên không? Nếu cứ nhìn cảnh các cháu học sinh ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi phải ngồi học trong những túp lều xiêu vẹo, dột nát trong cái rét căm căm của mùa đông chúng ta sẽ nghĩ gì. Cha ông ta đã từng nhắc nhở: “Dù xây chín bậc phù đồ-không bằng làm phúc cứu cho một người”. Đầu tư quá mức cho việc xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, chi phí lớn cho lễ vật, công đức sẽ khiến nguồn lực đầu tư cho an sinh xã hội bị giảm sút. Đức Phật từ bi vui sao được khi mà chùa được xây quá hoành tráng, tốn kém, trong khi bệnh viện lại nhếch nhách, tồi tàn, người bệnh nghèo vật vã, đau đớn, trường học cho trẻ em xập xệ, đường sá của dân gập ghềnh, hiểm nguy. Câu hỏi này xin gửi đến các cơ quan chức năng!

Lữ Khách

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây