Trang chủ Cánh cò Lắp camera cho lãnh đạo và việc “Đi xe máy thích hơn...

Lắp camera cho lãnh đạo và việc “Đi xe máy thích hơn xe công!”

137
0

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 2/10, trả lời câu hỏi của báo chí quan điểm của Chính phủ liên quan đến việc Tỉnh uỷ Sóc Trăng dùng gần 1 tỷ đồng ngân sách lắp camera ở nhà riêng của cán bộ, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, việc làm này là không đúng.

Người phát ngôn của Chỉnh phủ cho rằng, đây là bài học cần rút kinh nghiệm chung cho các địa phương khác trong bối cảnh Chính phủ đang thắt chặt kỷ luật ngân sách, chi tiêu có hiệu quả, đúng mục đích, đúng nhiệm vụ.

“Chúng ta đang thực hiện quyết định số 08 ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, Đảng viên. Đây là điều chúng ta thấy rằng không phải chỉ rút kinh nghiệm mà còn phải kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan”, ông Dũng nói.

Lắp camera cho lãnh đạo và việc “Đi xe máy thích hơn xe công!”
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chạy xe máy đến công sở

Liên quan đến vụ việc, ngày 2-10, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, bà Vũ Thị Mai – Thứ trưởng Bộ Tài Chính cho biết: Tất cả mọi khoản chi tiêu cần tuân thủ luật Ngân sách và quy chế chi tiêu. Trong quyết định 09 về một số chế độ chi tiêu trong một số tỉnh ủy, thành ủy, việc chi lắp đặt camera không thuộc nội dung chi tiêu này.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết: Việc lắp hệ thống camera ở nhà riêng, các khu công cộng như trường học, bệnh viện, nhà xe, đường phố… là một trong những giải pháp rất tích cực để góp phần cho vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự an toàn, xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc dùng ngân sách nhà nước chi lắp đặt camera cho nhà riêng của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Sóc Trăng là không đúng, ông Dũng nhấn mạnh.

Theo người phát ngôn Chính phủ, khi nhận được thông tin báo chí như vậy, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Sóc Trăng đã họp rất khẩn trương và nghiêm túc, đã ban hành quyết định huỷ và thu hồi kinh phí về ngân sách. Đồng thời, Ban thường vụ Tỉnh uỷ cũng họp yêu cầu kiểm điểm các tập thể, cá nhân liên quan và báo cáo các cơ quan trung ương.

“Đây là bài học cần rút kinh nghiệm chung. Trong chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn luôn thắt chặt kỷ luật chi ngân sách nhà nước. Chi tiêu có hiệu quả, đúng mục đích cũng được quán triệt thường xuyên. Đặc biệt khi chúng ta đang thực hiện quyết định số 08 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên,… Đây cũng là việc cần gương mẫu chứ không phải chỉ là nhận trách nhiệm không, mà phải kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân liên quan”, Bộ trưởng cho hay.

Tháng 4/2019, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum ký quyết định về việc cấp kinh phí lắp camera an ninh tại nhà riêng các cán bộ trong Ban Thường vụ với chi phí gần 982 triệu đồng, từ nguồn dự phòng ngân sách Đảng.
Việc này được cho là thực hiện theo đề xuất của Công an tỉnh Sóc Trăng, là một phần trong chương trình bảo vệ tổng thể từ trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước… Theo Công an tỉnh Sóc Trăng, các lãnh đạo được lắp camera là “những người dễ xảy ra vấn đề đến từ kẻ xấu”.

Lắp camera cho lãnh đạo và việc “Đi xe máy thích hơn xe công!”
Camera lắp hướng vào nhà riêng của cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng

Tuy nhiên, việc dùng tiền ngân sách lắp camera an ninh tại nhà riêng của các cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã vấp phải phản ứng từ dư luận.
Ngày 30/9, Thường vụ Tỉnh uỷ Sóc Trăng họp, thừa nhận việc chi ngân sách lắp camera ở nhà cán bộ là sai; kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan; thu hồi số tiền chi lắp đặt camera hơn 880 triệu đồng.

Không thể xong, chắc chắn như vậy cần có sự vào cuộc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương để có thể đưa ra kết luận, phán quyết cuối cùng, khi đó mới nói là xong được. Cũng là một đại biểu của vùng Tây Nam Bộ, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh Đồng Tháp đi xe máy đến nơi làm việc đang thu hút sự quan tâm của dư luận và để lại hình ảnh đẹp về các cán bộ lãnh đạo gần dân, không câu nệ, quan cách.

Đáng lưu ý, việc đi xe máy đến nơi làm việc không chỉ có Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp thực hiện mà còn có nhiều cán bộ sở, ngành khác. Việc này được lãnh đạo và các cán bộ tỉnh Đồng Tháp thực hiện cả chục năm qua và trở thành thói quen như chuyện thường ngày. Theo ông Nguyễn Văn Cả, Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đồng Tháp, các cán bộ trong diện có xe đưa đón thường xuyên là Bí thư Tỉnh ủy và 4 chức danh khác có xe đưa đón từ nhà đến nơi làm việc gồm: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn đại biểu chuyên trách. Tuy nhiên, các lãnh đạo này lựa chọn đi xe máy đến nơi làm việc.

Việc sử dụng xe máy để đi làm là thói quen và là quyết định của các lãnh đạo, không hề có văn bản hay chỉ đạo miệng. Ông Nguyễn Văn Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp – cho biết trên Báo Dân Trí ngày 8/8 đã thẳng thắn. “…Nếu đi xe công, vào họp 2-3 giờ thì anh tài xế cũng ngồi đó chờ ngần ấy thời gian.

Thời tiết mát mẻ thì đi xe máy thích hơn. Đặc biệt khi đi xe máy, mình muốn ghé, đỗ xe chỗ nào cũng được. Và đi xe máy giúp tôi cũng như nhiều anh em khác dễ quan sát xung quanh. Có khi gặp rác thải, biển hiệu giao thông bị hư… là chụp hình gửi cho cán bộ quản lý để xử lý ngay. Ngoài ra, khi tôi đi xe máy, tôi có thể dễ dàng vào các khu dân cư, nhìn cuộc sống của bà con; bà con có việc bức xúc, phiền hà về cán bộ, thủ tục hành chính… là gọi ngay mình lại để trình bày. Có việc giải quyết ngay tại chỗ cho bà con, có việc chuyển nhanh đến bộ phận liên quan, giải quyết cho người dân”.

Trong khi lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp còn xử dụng xe riêng để đi làm, tiếp xúc cử tri, nhân dân thì tại Sóc Trăng lại có tới 12 cán bộ được bảo vệ riêng bằng camera lấy từ nguồn ngân sách chung của địa phương. Tại vùng Tây Nam Bộ vốn dĩ được nhắc đến những thời điểm vùng này an toàn đến mức người dân ngủ không cần khóa cửa, không sợ trộm cắp.

Nhà lãnh đạo là nơi riêng tư, không thể dùng ngân sách Nhà nước trang bị cho nhà tư được, việc này vi phạm Luật Ngân sách và các quy định dưới luật về sử dụng ngân sách. Sai trước hết ở người ký quyết định cho lắp camera, cái sai nữa là các lãnh đạo tỉnh và các ủy viên Ban Thường vụ đã đồng ý với chủ trương này. Điều đó cho thấy một sự ổn định trong vấn đề an ninh, không tới mức “đao to búa lớn” như phải lắp camera để chống khủng bố. Hơn nữa điều này lại cho thấy những khoảng cách giữa người dân và quan chức, vi phạm đạo đức cán bộ, Đảng viên mà Đảng, Nhà nước đang hướng tới.

Cổ nhân đã có câu “Quan nhất thời, dân vạn đại”, vì thế không thể giữ kiểu quan cách đó được. Cán bộ có tiếp xúc với dân, lắng nghe ý kiến dân, hòa mình vào quần chúng thì mới am hiểu dân, giải quyết được công việc.Việc này còn liên quan đến nhân cách con người, phải trải qua rèn luyện mới được

Phạm Minh Hà

Nguồn: Cánh cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây