Trang chủ Đối tượng Biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong: Có thật...

Biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong: Có thật là bất bạo động?

161
0

*

Từ 31 tháng 3 năm 2019, Mặt trận Nhân quyền
Dân sự (CHRF), một tổ chức gồm 50 nhóm xã hội dân sự, đã phát động cuộc biểu
tình đầu tiên chống lại dự luật dẫn độ ở Hong Kong, thu hút đông đảo giới trẻ
Hông Kong tham gia. Từ đó đến nay, ở Việt Nam, các nhà dân chủ cũng bền bỉ đưa
tin về cuộc biểu tình này.

Biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong: Có thật là bất bạo động?

Người biểu tình Hồng Kong xin Tổng thống Trump giải phóng đất nước mình?!?

Sự thống lĩnh của tin giả

Những người biểu tình và các kênh truyền thông
ủng hộ biểu tình luôn khẳng định rằng đây là cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo
động. Cùng thời gian diễn ra các cuộc biểu tình, hàng loạt những tin tức cảnh
sát đàn áp người dân tham gia biểu tình được đăng tải trên các phương tiện
thông tin truyền thông đại chúng:

Ngày 5 tháng 6 năm 2019, một tài khoản twitter
đăng tải bức ảnh được cho là xe tăng quân sự Trung Quốc đang áp sát biên giới
Hong Kong. Bức ảnh này nhanh chóng lan truyền và gây kích động đến dân chúng
biểu tình.

Ngày 31 tháng 7 năm 2019, trang BBC đăng một
video quay được cảnh một sĩ quan cảnh sát đang chĩa súng vào đám đông người
biểu tình: https://www.bbc.com/news/av/world-asia-china-49168693/hong-kong-protests-police-officer-points-gun-at-protesters

Đỉnh điểm là vụ việc cảnh sát Hong Kong bắn mù
mắt một cô gái trong đoàn biểu tình diễn ra vào ngày 11 tháng 8 năm 2019: https://video.trithucvn.net/co-gai-mu-hk-len-tieng_f184fa421.html.
Sự vụ này đã gây bức xúc không nguôi cho dư luận quốc tế, đặc biệt là giới hoạt
động dân chủ ở Việt Nam. Cũng từ đây, thông tin người dân Hong Kong biểu tình
ôn hòa nhưng lại bị chính quyền dùng bạo lực đàn áp xuất hiện tràn làn trên
mạng xã hội.

Tất cả những thông tin trên đã tác động mạnh
mẽ đến cảm xúc của người xem, đồng thời khiến cho bất cứ ai đọc tin cũng thấy
căm ghét sự bạo tàn của cảnh sát và chính quyền Hong Kong.

Thế nhưng những tin tức kể trên lại KHÔNG PHẢI
SỰ THẬT.

Bức ảnh có hình xe tăng quân sự thực chất được
cắt ra từ một đoạn video quay tại tỉnh Phúc Kiến, cách biên giới Hong Kong
khoảng hơn 300 dặm. https://www.buzzfeednews.com/article/lmashkoor/hoaxes-hong-kong

Sĩ quan cảnh sát không chĩa súng vào đám đông
mà là đang tự vệ khỏi một đám đông liên tục áp sát mình.

Còn cô gái bị thương thực chất không phải do
trúng đạn từ cảnh sát mà là do chính những người tham gia biểu tình gây ra.
Thậm chí, trên trang CCTV, các phóng viên khẳng định cô gái được trả tiền để bị
thương. Thậm chí, họ còn chụp được bức ảnh cô gái đã đếm tiền ngay trước đó
cùng một số người tham gia biểu tình. http://m.news.cctv.com/2019/08/12/ARTIZFDwhpv8u9PFBzzWbYhP190812.shtml

Điểm chung của các tin giả xoay quanh cuộc
biểu tình chống dự luật dẫn độ ở Hong Kong là những người đưa tin luôn dựng lên
một cuộc dẹp loạn bằng bạo lực, hơi cay, súng đạn, mà ở đó, người dân bị chính
cảnh sát bao vây, đe dọa, bức hại.

Tuy nhiên, theo dõi diễn biến cuộc biểu tình,
chúng ta có thể nhận thấy rằng thực tế, cuộc biểu tình của người dân Hong Kong
không ôn hòa như ta tưởng…

Có thật là bất bạo động?

Cuộc biểu tình ôn hòa có diễn ra, nhưng thực
chất chỉ diễn ra trong hai lần tuần hành đầu tiên, vào ngày 28 tháng 4 và ngày
6 tháng 6 năm 2019. Đến ngày 9 tháng 6 năm 2019, bạo loạn quy mô nhỏ đã diễn
ra, bắt đầu ngay từ phía những người biểu tình: https://www.theguardian.com/world/2019/jun/09/vast-protest-in-hong-kong-against-extradition-law-china

Ngay sau đó, từ 00h đến 02h ngày 10 tháng 06
năm 2019, xung đột bạo lực đã nổ ra giữa những người biểu tình và cảnh sát.
Trong đó, người biểu tình ném chai lọ và rào chắn kim loại vào cảnh sát. Để đáp
trả và phòng vệ, phía cảnh sát đã phải dùng bình xịt hơi cay. https://www.scmp.com/news/hong-kong/politics/article/3013757/violent-clashes-mar-protest-after-more-million-hongkongers

Sau đó, trong suốt một tháng, bạo loạn liên
tục leo thang với sự “góp mặt” của những người biểu tình mang danh “ôn hòa”.
Đến ngày 1 tháng 7 năm 2019, kênh Reuter đưa tin cuộc biểu tình lên đến 550.000
người. Ban đêm, người biểu tình xông vào trụ sở của Hội đồng Lập Pháp, đập phá
đồ đạc. Một số khác vào tòa nhà LegCo, tấn công bằng vỏ chai, thanh chắn bằng
kim loại. https://www.reuters.com/article/us-hongkong-extradition/hong-kong-protesters-smash-up-legislature-in-direct-challenge-to-china-idUSKCN1TV0YE

Như vậy, trên thực tế, cuộc biểu tình của
người dân Hong Kong thực chất không phải biểu tình bất bạo động. Từ tháng 7 trở
đi, xung đột bạo lực nổ ra ở khắp nơi và liên tiếp leo thang trên toàn lãnh thổ
Hong Kong. Những người biểu tình dựng rào chắn và ném đồ vật vào cảnh sát (https://www.scmp.com/news/hong-kong/politics/article/3018531/thousands-gather-hong-kong-park-latest-rally-against),
“đóng quân” tại sân bay gây tắc nghẽn giao thông (https://news.rthk.hk/rthk/en/component/k2/1474483-20190813.htm%20),
hành hung phóng viên và cảnh sát ngầm (https://www.mirror.co.uk/news/world-news/breaking-hong-kong-protests-undercover-18927233)

Đến ngày 25 và 26 tháng 8 năm 2019, những người
biểu tình ném gạch và bom xăng về phía cảnh sát, cảnh sát tiếp tục dung hơi
cay. Cảnh sát cũng lần đầu triển khai xe bắn vòi rồng. Sáu sĩ quan cảnh sát đã
bắn một phát súng cảnh cáo lên trời trong khi người dân tấn công bằng kim loại
và gỗ. Nhưng cảnh sát vẫn không ngăn được người biểu tình.

Sang đến tháng 9, người biểu tình tiếp tục đập
phá ga tàu điện, gây gián đoạn giao thông và hỗn loạn. https://vnexpress.net/the-gioi/nguoi-bieu-tinh-hong-kong-dap-pha-ga-tau-dien-3976142.html

Như vậy, ngay từ rất sớm, cuộc biểu tình của
người dân Hong Kong đã không phải là cuộc biểu tình ôn hòa, bất bạo động như
giới dân chủ Việt Nam đưa tin. Cuộc biểu tình của người dân Hong Kong đi liền
với đòi quyền lợi và yêu cầu Carrie Lam từ chức thực chất chính là đang tiến
dần đến bạo loạn và lật đổ chính quyền.

Những đợt biểu tình ôn hòa diễn ra ít ỏi, xen
kẽ với rất nhiều hoạt động bạo loạn, vũ lực là chiêu bài truyền thông, nhằm bôi
nhọ, vu vạ cho chính quyền Hong Kong. Cùng với sự lan truyền của các tin giả về
việc cảnh sát đàn áp dân chúng bằng bạo lực, người dân có thể bị lừa bịp bởi
lối “truyền thông mũ đen” này.

Vậy thì, chúng ta, những người tỉnh táo và lý
trí, có nên tự hào về một cuộc biểu tình bạo động có đổ máu, gây hỗn loạn, phá
hoại, tạo sự hiểu nhầm và lợi dụng sự ủng hộ của dư luận từ hàng loạt những tin
giả?  

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây