Trang chủ Biển - Đảo Về bài phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước...

Về bài phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

184
0

Ngày 28/9, tại phiên họp của các thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra tại New York, Mỹ, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu dài hơn 15 phút. Trong đó đề cập tới vấn đề căng thẳng trên Biển Đông và nhấn mạnh việc tôn trọng luật pháp quốc tế là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn xung đột và tìm ra giải pháp bền vững cho các tranh chấp.

Về bài phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Cụ thể, Phó thủ tướng đã phát biểu: “Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan ở Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, vốn được xem là Hiến pháp đối với các đại dương”. Đồng thời cho biết: “Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp gần đây trên Biển Đông, bao gồm những vụ việc nghiêm trọng xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Các nước liên quan cần kiềm chế và tránh đưa ra các hành động đơn phương, làm phức tạp và gia tăng căng thẳng trên biển, cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình”.

Tuy nhiên, cũng từ đây, lũ lượt đám lều báo cùng dân chủ cuội lại bắt tay vào công việc kiếm cơm quen thuộc của mình. Lướt qua một loạt các trang cá nhân, các trang lều báo là thấy nhan nhản các “học giả” với một mớ kiến thức, nhưng mà là kiến thức về chống phá, lên tiếng “dạy đời” các bậc thầy ngoại giao về cách trình bày, nêu vấn đề trước cộng đồng quốc tế. Để thỏa mãn sư ngu dốt của mình, các dân chủ cuội khóc lóc, gào thét rằng thì là “không dám nêu tên Trung Quốc”, rồi “Cộng sản Việt Nam hèn nhát”… Các anh chị tỏ ra rất nguy hiểm, nhưng xin thưa rằng trứng thì đừng đòi khôn hơn vịt. Đừng nghĩ lúc nào cũng phồng mồm trợn má ra là hay. Làm những điều đơn giản mà ai cũng thấy trước được thì điều đó ắt hẳn chẳng thể đem về bất kì lợi thế nào cho chính quốc gia mình trong cuộc đấu trí toàn diện và dài hơi như thế này.

Trước hết, động thái trên từ cơ quan ngoại giao Việt Namlà hết sức đáng hoan nghênh. Đây có thể nói là lần đầu tiên chúng ta đưa vấn đề căng thẳng trên Biển Đông ra quốc tế một cách đúng nghĩa và đầy đủ tại một diễn đàn với các thành viên của Liên Hợp Quốc. Điều này, một mặt là lời tuyên bố trước cộng đồng quốc tế rằng Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và luôn tuân thủ luật pháp quốc tế về chủ quyền biển đảo, mặt khác, sự khẳng định đanh thép rằng sẽ không có sự khoan nhượng với những hành vi ngang ngược, ỷ mạnh hiệp yếu của những kẻ gây hấn. Đây thực sự là một chiến thuật ngoại giaovô cùng hợp lý. Bởi:

Cái được thứ nhất, có thể nói rằng, từ đây vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hoá một cách chính thức và đầy đủ dưới góc độ ngoại giao quốc tế. Cả cộng đồng lắng nghe và hiểuđược chính xác thực trạng những gì đang xảy ra trên biển Đông, cách xử lý thiện chí của Việt Nam trước sự gây hấn của Trung Quốc. Câu chuyện được làm sáng tỏ thì dĩ nhiên Việt Nam sẽ nhận được sự đồng thuận từ cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, cần phải thấy rằng việc không nêu đích danh cái tên Trung Quốc, đó thể hiện sự thiện chí, lịch sự tối thiểu để tạo thiện cảm và nhận được sự đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Đâu phải lúc nào cũng phải gào thật to mới là hay, rất nhẹ nhàng, nhưng cứng rắn, dù không bị nêuđích danh, nhưng “kẻ mà ai cũng biết là ai” đấy tự có tật thì giật mình. Chúng ta chưa nêu đích danh để không vô tình tạo cho họ một cái cớ để có thể gây khó dễ như một sự trả đũa cho Việt Nam trong những lĩnh vực khác mà cần có sự hợp tác. Đó chẳng phải là cái tầm, cái tài ngoại giao sao. Không hùng hổ nhưng rất quyết đoán. Điều này không chỉ có sức tố cáo ghê gớm, mà còn đưa “kẻ mà ai cũng biết là ai” đó vào tình thế khó xử để phản ứng. Lợi ích quốc gia, dân tộc cần được đảm bảo bằng cả một chiến lược ngoại giao, điều gì cần nói và nên nói khi nào

Việc ngoại giao đâu phải thích thì nói cho sướng mồm. Nhìn sang vị Tổng thống Philippines Duerte để thấy rằng, sau không ít lần phát biểu, đưa ra tuyên bố hùng hồn của ông này,thì ngay sau đó là cả một hệ thống phải chạy theo để “chữa cháy”.

Thế nên, đừng bao giờ nghĩ việc ngoại giao là đơn giản, là nói cho sướng mồm. Trứng thì đừng đòi khôn hơn vịt. Không làm được gì giúp ích cho đất nước thì làm ơn xê ra cho các bác làm việc../.

​ AN THIÊN

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây