Trang chủ Luận bàn - Phản biện Nhận diện những luận điệu xuyên tạc quy định của Bộ Chính...

Nhận diện những luận điệu xuyên tạc quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

188
0

Ngay sau khi Bộ Chính trị công bố Quy định số 205-QĐ/TW về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền được Bộ Chính trị hôm 23/9 vừa qua, nhiều “chuyên gia phân tích chính trị”, “nhà dân chủ” trong và ngoài nước thông qua các bài viết đăng tải trên mạng Internet đã rêu rao rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng”. Họ khẳng định như “đinh đóng cột” rằng, việc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta giống như “đánh trống bỏ dùi”, thậm chí, có kẻ còn ví von như “Quy định này cũng chỉ làm được một số việc đầu voi đuôi chuột mà thôi,”. Thậm chí, nhiều kẻ còn mạnh miệng khẳng định: “Quy định này được ban hành là biểu hiện của sự đấu đá nội bộ, phe phái trong Đảng Cộng sản Việt Nam”…

Nhận diện những luận điệu xuyên tạc quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

Một bài viết có nội dung đăng trên VOA (Ảnh chụp màn hình)

Đây rõ ràng là những suy diễn chủ quan, thiếu cơ sở nhằm gieo rắc tâm lý hoang mang, mất niềm tin của nhân dân vào thể chế chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Thực tế chỉ ra rằng, vấn đề lạm quyền, tha hóa quyền lực, tham nhũng là tình trạng xảy ra ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào. Theo đó, việc kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, xa rời chuẩn mực của cán bộ, công chức là vấn đề được hầu hết các quốc gia quan tâm và có thiết chế quy định.

Như mọi quốc gia khác, Việt Nam rất quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhằm kiểm soát quyền lực đối với từng chủ thể trong hệ thống chính trị và đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Trong khi đó, việc phòng, chống tham nhũng được xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của chính quyền và toàn thể xã hội.

Thừa nhận rằng, hiện nay vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tình hình tham nhũng ở nước ta vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với tính chất, mức độ nghiêm trọng, phức tạp; việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ; một số cơ chế chính sách đề bạt, bổ nhiệm chưa công bằng, chưa đầy đủ… Nhưng như vậy không có nghĩa là Đảng và Nhà nước ta “bó tay” trước vấn nạn lạm quyền, tha hóa quyền lực, tham nhũng. Một minh chứng sinh động trên thực tế thời gian qua cho thấy, việc xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng đã được đẩy mạnh; nhiều vụ án nghiêm trọng đã đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. 

Do vậy không thể nói, sự tha hóa của cán bộ, đảng viên là bản chất của thể chế chính trị ở Việt Nam, việc ban hành Quy định kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền là cơ hội để thanh trừng nội bộ, loại trừ phe nhóm, để hủy diệt đối với những người có khả năng tranh giành quyền lực… như những quy kết xuyên tạc, ác ý của những luận điệu nói trên./.

Đắc Chí

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây