*
Cuộc biểu tình năm 2019 ở Hong Kong thực chất không phải cuộc biểu tình ôn hòa,
tự phát như nhiều người tưởng. Theo dõi diễn biến biểu tình, có thể thấy người
biểu tình Hong Kong cực kỳ tuân thủ những thủ thuật biểu tình đã được bậc thầy đạo diễn “cách mạng đường phố” thành công Đông Âu, Bắc Phi, Trung Đông vừa qua hướng dẫn dưới đây. Đồng
thời, hãy cùng thử xem xét, so sánh về cách thức mà các thủ thuật này được vận hành bởi
các nhà “rận chủ” Việt Nam ra sao.
(1) Lãnh đạo phi tập
trung
Không giống như các cuộc
biểu tình ở Hong Kong năm 2014, những người biểu tình năm 2019 đã hình thành
một phong trào phi tập trung nói chung, nhưng vẫn được “tổ chức hoàn hảo”, theo
mô tả của Thời báo Los Angeles.
Mặt trận Nhân dân về Nhân
quyền (CHRF) đã tổ chức hai cuộc biểu tình lớn vào ngày 9 và 16 tháng 6 năm
2019. Đảng Demosisto của Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) và các nhóm ủng hộ độc
lập kêu gọi tuần hành, biểu tình và các hình thức hành động trực tiếp khác.
Nhiều nhà lập pháp ủng hộ
dân chủ đã có mặt trong các cuộc biểu tình, nhưng họ chủ yếu đóng vai trò hỗ
trợ. Các nhiệm vụ hậu cần của phong trào, đưa các nguồn cung cấp, thiết lập các
trạm y tế, truyền thông đại chúng nhanh chóng được “xây dựng” dựa trên kinh
nghiệm từ các cuộc biểu tình trước đó. Sự phân cấp này đã dẫn đến một phong
trào linh hoạt hơn nhưng cũng gây khó khăn cho các quan chức trong việc xác
định vị trí đại diện cho các cuộc đàm phán.
Mặc dù có nhiều hoạt động
và nhiều nhóm, cá nhân đứng ra tổ chức, kêu gọi, và rõ ràng cuộc biểu tình và
đấu tranh diễn ra khá bài bản, nhưng không một bên nào tuyên bố rằng mình mới
là lãnh đạo của toàn bộ phong trào. Tuy nhiên, không ai trong số các nhóm này đã
tuyên bố lãnh đạo phong trào. Đây cũng chính là điểm khác biệt với các phong
trào được tổ chức bởi các nhà rận chủ tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, dù ngoài
miệng, các nhà rận chủ như Phạm Đoan Trang, Lê Dũng Vova, Nguyễn Quang A…
luôn luôn kêu gọi hướng tới dân chủ, tự do, bình quyền, nhưng cuối cùng thì ai
cũng thi nhau muốn làm lãnh đạo chính cho phong trào dân chủ. Vì ai cũng
muốn lãnh đạo, nên phong trào “dân chủ” ở Việt Nam lúc nào cũng ở trong tình
trạng vô tổ chức, hỗn loạn. Những người kêu gọi dân chủ nhiều nhất lại chính là
những người suốt ngày lăm le lên nắm quyền lãnh đạo. Thế nên, thực chất, cuộc
đấu tranh của giới rận chủ tại Việt Nam vốn không phải là cuộc đấu tranh vì
quyền con người, vì quần chúng nhân dân, vì tự do cho nhân loại, vì lý tưởng
cao cả như nhiều rận rao giảng, mà đó đơn giản chỉ là cuộc tranh giành, cấu xé
lẫn nhau để đoạt quyền lực của các rận chúa.
(2) Chiến thuật linh
hoạt và đa dạng
Những người biểu tình ở
Hong Kong có chiến thuật biểu tình tương đối linh hoạt. Khi cảnh sát tiến đến,
họ sẽ rút lui, nhưng thường sẽ xuất hiện trở lại ngay sau đó ở cùng khu vực
hoặc tản mạn ra những khu vực khác trong một thời gian ngắn.
Nếu các cuộc biểu tình ở
Hồng Kông năm 2014 tập trung vào 3 địa điểm chính, thì phong trào biểu tình năm
2019 lại diễn ra trên hơn 20 khu phố khác nhau trải khắp đảo Hong Kong, Cửu
Long và Tân Giới.
Điều này cũng khá giống
với cách các rận chủ lợi dụng dân oan đi biểu tình, ăn vạ, đụng độ cảnh sát ở
khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam, mà rộng rãi nhất là ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,
Nghệ An, Bình Dương, Thái Bình…
Tuy nhiên, các người biểu
tình do rận chủ Việt Nam tổ chức đều được đưa lên xe buýt cho về nhà hoặc rận
chủ tự quay clip “tự sướng”, tự rã đám… Đôi khi, cuộc biểu tình trở thành nơi
để các rận chủ gặp nhau, tán gẫu, tán tỉnh, nói xấu chính quyền và công an. Điểm khác biệt lớn nhất là giới biểu tình Hông kong đa dạng, phong phú, còn giới biểu tình ở VN quanh đi quanh lại tần ấy gương mặt thân quen và dân chúng chẳng hề ủng hộ, thậm chí còn tìm cách tránh né “như tránh tà” vì không muốn bị “lợi dụng” và “đánh đồng”.
(3) Hoạt động trực tuyến
và sử dụng tính năng Airdrop
Lulu Yilun Chen của
Bloomberg News tuyên bố rằng những người biểu tình đã sử dụng Telegram để liên
lạc nhằm che giấu danh tính của chính họ và ngăn chặn sự theo dõi của chính phủ
Trung Quốc và Lực lượng cảnh sát Hồng Kông.
Tại Hong Kong, những
người biểu tình cũng đã lên Internet để trao đổi thông tin và ý tưởng. Cư dân
mạng đã sử dụng diễn đàn trực tuyến nổi tiếng LIHKG để thu hút biểu tình và lên
ý tưởng cho các cuộc tuần hành kế tiếp. Các cư dân mạng ẩn danh phá vỡ các dịch
vụ MTR, cảnh báo người dân cảnh giác hoặc tổ chức các buổi “dã
ngoại”, tạo ra các meme chống dẫn độ hài hước và hấp dẫn người xem ở các
lứa tuổi khác nhau. Thậm chí, có người còn sử dụng tiếng Quảng Đông để ngăn
chặn phía Trung Quốc đọc và hiểu được.
Một số hacker còn truy
cập và tiết lộ dữ liệu cá nhân của hơn 600 sĩ quan cảnh sát. Khiến cho người
biểu tình Hong Kong biết rõ ai là cảnh sát ngầm trà trộn vào đoàn biểu tình.
Sau ngày 11 tháng 8, một
cô gái được cho là bị tấn công một bên mắt. Ngay lập tức, trên mạng xuất hiện
chiến dịch # Eye4HK, kêu gọi mọi người trên khắp thế giới chụp ảnh mình che mắt
phải và chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội để ủng hộ phong trào và
người biểu tình chống dẫn độ. Tin tức về cô gái bị tấn công này về sau đã được
chứng minh là tin giả, nhưng chiến dịch #Eye4HK vẫn tiếp diễn.
Bên cạnh đó, người biểu
tình Hong Kong cũng sử dụng tính năng AirDrop của các thiết bị Apple để phát
thông tin chống dự luật dẫn độ ra công chúng, cho phép người nhận đọc được
những lo ngại về luật được đề xuất, nhằm nâng cao nhận thức của người dân ở
Hong Kong.
Dùng mạng xã hội và
Internet để tuyên truyền, kích động quần chúng cũng là một thủ thuật hay được
các “rận chủ xứ Đông Lào” tận dụng. Những “cây đa cây đề” trong lĩnh vực này
phải kể đến Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng, Trịnh Hữu Long, Nguyễn Vi Yên…
Những rận chủ này thường lên mạng viết status mỉa mai công an, chụp ảnh máu me
và kêu rằng bị công an đánh đập (tất nhiên, chẳng có ai làm chứng cho điều đó),
đồng thời cũng liên tục viết bài hô hào, kêu gọi người dân nhận thức về tự do,
dân chủ, nhân quyền bằng cách chống đối luật pháp và chửi bới người thi hành
công vụ.
Có thể nói, Internet và
mạng xã hội là một công cụ cực kỳ hữu ích biến các cuộc biểu tình thành bạo loạn. Tuy nhiên khi vào Việt Nam, mạng Internet thành “phản chủ” với giới rân chủ vì họ cứ nghĩ chỉ cần ngồi ở nhà cào bàn
phím cũng có thể “định thiên hạ”, dẫn dắt những người ngây thơ khác đi theo “lý
tưởng” của mình, tổ chức biểu tình, kích động dân chúng. Và chỉ cần một, hai
bài viết đăng tải trên mạng là rận sẽ trở thành người, thậm chí còn là người
anh hùng dũng cảm dám chống đối cả luật pháp. Internet đối với giới zân chủ ở VN không còn chỉ là công cụ chống chính quyền mà trở thành công cụ để nội bộ họ gây bè kết băng đảng, tiêu diệt lẫn nhau để tranh giành tình, tiền, danh ảo…
(còn nữa)
Nguồn: Loa phường