Trang chủ Đối tượng 6 lỗi ngụy biện trong bài viết của Phạm Thị Hoài

6 lỗi ngụy biện trong bài viết của Phạm Thị Hoài

239
0

*

Hôm 26 tháng 9 vừa qua, trên trang blog
Procontra, nhà văn Phạm Thị Hoài có đăng tải một bài viết có tên “Cô ấy làm
thơ”, bày tỏ những suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nhà báo Phạm Đoan Trang,
đồng thời gửi gắm những suy tư về cộng đồng người Việt ở Đức, những đổi thay
trong quá trình đấu tranh vì dân chủ, tự do, nhân quyền. Bài viết nhận được sự
hưởng ứng của giới zân chủ, cờ vàng cả trong và ngoài nước.

6 lỗi ngụy biện trong bài viết của Phạm Thị Hoài

Link bài viết: http://www.procontra.asia/?p=6193&fbclid=IwAR1teM_8fg0pbeNS8CQWnLyjoJHdc1jxbQ8E2OxfGizRiop6S5qkc6h1ktU

Tuy nhiên, đây lại là một bài viết chứa nhiều
lỗi ngụy biện của Phạm Thị Hoài.

Lỗi ngụy biện 1: Lấy trường hợp cá biệt để đại
diện cho toàn thể

Toàn bộ bài viết là lời khen đầy công khai mà
Phạm Thị Hoài dành cho Phạm Đoan Trang, từ tiêu đề “Cô ấy làm thơ”, cho đến ý
muốn tổ chức một buổi giới thiệu sách của Đoan Trang ở Đức. Phạm Thị Hoài muốn
tổ chức một buổi giới thiệu sách của Đoan Trang vì cô coi Đoan Trang là đại
diện xứng đáng cho phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam. Đối với cô, Trang
là “một may mắn hiếm có của phong trào dân chủ Việt Nam”.

Tuy nhiên, thực tế là ở Việt Nam, ngoài Đoan
Trang còn có rất nhiều người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền khác như Nguyễn
Lân Thắng, Nghiêm Hoa, Tôn Phi, Võ Hồng Ly… Việc đưa Phạm Đoan Trang lên làm
đại diện cho phong trào đấu tranh dân chủ của Phạm Thị Hoài là thiếu căn cứ, và
căn cứ duy nhất mà nhà văn nữ này dựa trên là cảm xúc cá nhân của chính cô.

Lỗi ngụy biện 2: Ngụy biện rẽ đôi

Ngụy biện rẽ đôi tức là đưa người nghe vào một
tình thế chỉ được chọn có hoặc không, chỉ được chọn đúng hoặc sai. Trước đó, vì
đã coi Đoan Trang đại diện cho phong trào đấu tranh dân chủ, nên đối với Phạm
Thị Hoài, những người không đồng ý tổ chức giới thiệu sách của Đoan Trang chính
là đang không ủng hộ Đoan Trang, và cũng là không ủng hộ dân chủ, nhân quyền.

“Tất cả đều bận. Bận là điều rất tốt cho các
phong trào hòa bình: Chiến tranh gọi, nhưng không ai rảnh. Song tự do dân chủ
cũng gọi, và không ai có thời gian.”

Vậy là, Phạm Thị Hoài đánh đồng sách/ tiếng
nói của Đoan Trang với tiếng nói của tự do dân chủ. Đồng thời quy kết những
người không ủng hộ Đoan Trang là “không ai có thời gian” để trả lời tiếng gọi
của tự do dân chủ. Đây là một lối ngụy biện thường thấy ở những người viết văn
tốt. Họ có xu hướng đánh đồng A với B, sau đó quy kết những ai phản đối A chính
là đang phản đối B. Thực tế, suy diễn này của họ cực kỳ phi logic.

Lỗi ngụy biện 3: Ngụy biện thông tin không có
thực kết hợp với ngụy biện nặc danh

Trong bài viết của Phạm Thị Hoài, chỉ có duy
nhất 2 nhân vật thật-sự xuất hiện: Một là “tôi” – tức chính Phạm Thị Hoài, hai
là Đoan Trang. Đây cũng là 2 nhân vật duy nhất mà bạn đọc có thể chứng thực
được. Còn lại, các nhân vật khác được nhắc đến theo lối ám chỉ, chung chung,
không rõ gốc gác, danh tính, và không thể nào chứng thực được.

Các thông tin mà Phạm Thị Hoài đưa ra như:

“Nhưng khi tôi nói về Trang, những người ở đây
mà tôi tưởng có chút quan tâm đến thời cuộc ở nhà lắc đầu, họ không nghe nói.
“Cô ấy viết sách hả? Tiểu thuyết hay truyện ngắn? Chị thông cảm, tôi bây giờ
ngại đọc truyện lắm.” Tôi bảo, không, cô ấy làm thơ. 

Khi tôi nói về Trang, những người ở đây mà tôi
tưởng nhất định phải biết lắc đầu, họ chỉ nghe loáng thoáng. Họ thường bốt lên
mạng những điều tiến bộ văn minh ở nơi đang sống để ngao ngán cho tình cảnh xứ
Đông Lào. Họ tự hào, thấy mình cũng dũng cảm. Đám mũ ni che tai, phù phiếm sống
ảo nhiều lắm, họ hơn.”

thực chất đều là những thông tin thiếu bằng
chứng, và không có danh tính rõ ràng. Những ngụy biện thông tin không có thực
thế này thường được người viết đưa ra để bổ sung, chứng minh cho nhận định của
bản thân mình. Tuy nhiên, quy tắc trong việc đưa ra dẫn chứng là cần dẫn chứng
chính xác, rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Về phần này, các dẫn chứng của Phạm
Thị Hoài hoàn toàn không được chấp nhận.

Thật ra, lối ngụy biện này thường dễ được độc
giả bỏ qua. Vì khi đã phiêu với giọng văn, độc giả sẽ không chú ý đến tính
chính xác của thông tin, thậm chí còn dễ dàng đồng ý với những luận điệu cảm
tính, suy đoán không có căn cứ của người viết.

Lỗi ngụy biện 4: Lối nói lập lờ và kết luận
sớm

Ngụy biện lối nói lập lờ thường xuyên được
những cá nhân tham gia hoạt động chính trị hoặc các tổ chức chính trị sử dụng,
với mục đích đưa người đọc, người nghe vào “ma trận” ngôn từ hư hư thực thực.
Họ thường sử dụng phép ẩn dụ hoặc so sánh, hoặc dùng những từ ngữ đa nghĩa, tối
nghĩa để chuyển một khái niệm này sang một khái niệm khác.

Trong trường hợp của Phạm Thị Hoài, nữ văn sĩ
này đã chuyển cụm “nhà bất đồng chính kiến”, “đấu tranh” sang cụm “làm thơ” để
nói về các hoạt động của Đoan Trang. Nhưng ở đây, Phạm Thị Hoài không lý giải
nội hàm khái niệm “thơ” và “đấu tranh”, cũng không đưa ra được một điểm tương
đồng nào giữa “đấu tranh” và “làm thơ”.

Thậm chí, cô còn mắc phải ngụy biện kết luận
sớm khi cho rằng hoạt động: “đấu tranh thì dĩ nhiên khổ, nhưng bất hạnh thì
không. Vui, buồn, giận dữ, sợ hãi, đau khổ, thất vọng… đủ hết, nhưng trên tất
cả là buồn cười và hạnh phúc. Buồn cười vì những trò vừa hèn hạ vừa trẻ ranh,
về sự ngu muội tối tăm, về thói dối trá bưng bít và sự lố bịch của guồng máy
đàn áp. Hạnh phúc vì được anh chị em trong phong trào dân chủ lo lắng bảo vệ,
được biết bao người công khai hay âm thầm giúp đỡ, biết bao độc giả nhiệt thành
ủng hộ. Hạnh phúc vì yêu ý nghĩa và vẻ đẹp của công việc mà mình theo đuổi”
chính là hoạt động “làm thơ”.

Lối nói này tất nhiên sẽ được nhiều người yêu
thích vì sự thơ mộng, lãng mạn, lý tưởng của nó. Tuy nhiên, được nhiều người
yêu thích không có nghĩa là đúng logic, càng không có nghĩa rằng kết luận ấy
được coi là chính xác, đáng tin cậy.

Lỗi ngụy biện 5: Ngụy biện quyền lực

Ngụy biện quyền lực xảy ra khi một ai đó khẳng
định: Vì người A nổi tiếng trong một lĩnh vực, nên tất cả những gì họ làm trong
lĩnh vực ấy đều đúng đắn. Ngụy biện này cũng kéo theo việc, ai không ủng hộ A
tức là người đó đang làm sai.

Chúng ta có thể thấy ngụy biện này diễn ra xuyên
suốt bài viết của Phạm Thị Hoài.

Đầu tiên, Phạm Thị Hoài kể chuyện muốn tổ chức
giới thiệu sách “Chính trị bình dân” của Phạm Đoan Trang, nhưng hỏi ai thì
người ta cũng không đồng ý. Với tâm lý tôn sùng Trang “là một may mắn hiếm có
của phong trào dân chủ Việt Nam” và niềm tin Trang làm gì cũng đúng, sách
“Chính trị bình dân” xứng đáng được quảng bá, Phạm Thị Hoài đã phê phán những
người không ủng hộ làm giới thiệu sách.

“Khi tôi nói về Trang, những người biết rõ lắc
đầu, họ tôn trọng quan điểm của các nhà bất đồng chính kiến nhưng bản thân
không chủ trương đối kháng. Họ theo đuổi con đường khai sáng. Nâng dân trí.
Nghiên cứu. Dịch. Văn chương nghệ thuật. Sứ mệnh tri thức. Hợp tác để chuyển
hóa. Lấy trí tuệ làm đòn xoay. Nếu đó cũng là chính trị thì chính trị cao cấp
đặc tuyển. Họ không đọc Chính trị bình dân.”

Như vậy, Phạm Thị Hoài cho rằng Đoan Trang đại
diện cho phong trào dân chủ Việt Nam, và cách để Đoan Trang đấu tranh là viết
“Chính trị bình dân”. Đoạn trích trên cho thấy, Phạm Thị Hoài xem nhẹ những
cách thức phổ biến ý tưởng về dân chủ, nhân quyền, khai sáng khác như “nâng dân
trí”, “nghiên cứu”, “dịch”, “sứ mệnh tri thức”, “lấy trí tuệ làm đòn xoay”…
Giọng điệu của Phạm Thị Hoài trong đoạn này lộ rõ sự mỉa mai khi viết: “Nếu
đó cũng là chính trị thì chính trị cao cấp đặc tuyển. Họ không đọc Chính trị
bình dân.”

Vậy là, theo cách nghĩ của Phạm Thị Hoài, cách
duy nhất để người Việt đấu tranh dân chủ chính là ủng hộ Đoan Trang, giới thiệu
và đọc sách của Đoan Trang. Những hoạt động khác như học hỏi, nâng cao hiểu
biết, tăng cường hợp tác,… thảy tất cả đều không cần thiết. Và những ai không
ủng hộ Đoan Trang thì đều là đang thờ ơ với dân chủ, nhân quyền. Bằng cách này,
Phạm Thị Hoài đã phủ nhận công sức của những cá nhân, tổ chức đấu tranh vì dân
chủ, nhân quyền khác ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Đây chính là lỗ hổng lớn nhất trong lập luận
và tư duy của Phạm Thị Hoài, đồng thời cũng là sự kết hợp giữa ngụy biện quyền
lực, ngụy biện rẽ đôi, và ngụy biện lấy trường hợp cá biệt để đại diện cho toàn
thể.

Thực tế là, sách của Đoan Trang không hoàn
toàn đúng đắn về mặt nội dung khi tồn đọng những lỗi sai về kiến thức (định
nghĩa sai về “tính chính danh”), không có cơ sở lý thuyết và nền tảng khoa học
chính trị, thậm chí, cuốn “Chính trị bình dân” của Đoan Trang còn vi phạm bản
quyền khi lấy một bài viết của nhà báo An Xinh Trương để đưa vào sách mà không
hề xin phép trước.

Sự thiếu sót về mặt nội dung ấy khiến cho có
những người không tin tưởng vào Đoan Trang, và rõ ràng, họ có đủ căn cứ cho sự
không tin tưởng, không ủng hộ ấy.

Ngụy biện 6: Ngụy biện bằng cách tác động vào
cảm xúc người đọc

Qua phân tích 5 lỗi ngụy biện trước đó, có thể
thấy bài viết của Phạm Thị Hoài hoàn toàn thiếu đi những dẫn chứng chính xác và
xác tín, có căn cứ để thuyết phục người đọc. Phạm Thị Hoài cũng bỏ qua những
lỗi sai về mặt kiến thức trong cuốn sách “Chính trị bình dân”. Toàn bộ bài viết
được sản xuất để tác động vào cảm xúc người đọc: từ việc Phạm Thị Hoài ám chỉ
về những người không ủng hộ Đoan Trang, cho đến việc thể hiện bản thân chán nản
cộng đồng người Đức không có cùng chí hướng với mình, và cuối cùng là tôn vinh
Đoan Trang bằng chính những trích dẫn mang tính truyền cảm hứng của cô
như: “Bạn làm gì thì làm, học gì thì học, nhưng để có thể (may ra)
thành công chút ít thì bạn nên cố gắng tìm thấy ở đó sự thú vị và ý nghĩa. Đấu
tranh vì tự do, chống độc tài, bảo vệ dân chủ luôn là một sự nghiệp đẹp đẽ và
đầy ý nghĩa. Nhưng nếu bạn không còn thấy điều đó nữa, bạn chỉ còn toàn những
cảm xúc tiêu cực, thì tốt nhất là bạn nên dừng lại; sẽ chẳng ai trách gì bạn.”

Lối ngụy biện tác động vào cảm xúc này cũng là
thủ thuật thường được các chính trị gia và các nhà hoạt động chính trị – xã hội
sử dụng, nhằm mục đích thu hút cảm xúc và định hướng người đọc. Bằng việc phiếm
chỉ nhiều con người không xác thực trước đó, Phạm Thị Hoài đã tạo ra một “đòn
bẩy” để qua câu nói của chính Đoan Trang, nhà văn đã thành công trong việc xây
dựng một nhân vật Đoan Trang hết lòng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền tại Việt
Nam.

Với 6 lỗi ngụy biện kể trên (và sẽ còn nhiều
hơn nếu tiếp tục đọc kĩ), bài viết “Cô ấy làm thơ” của Phạm Thị Hoài trở nên
đầy sáo rỗng. Đây đơn thuần là một bài viết bênh vực cá nhân Đoan Trang, thiếu
bằng chứng, tấn công những người không ủng hộ Đoan Trang, ngụy tạo lý do và dày
đặc những định kiến. Với tư cách là một người sáng tác nghiệp dư, Phạm Thị Hoài
đã rất thành công khi tạo nên một hình ảnh Đoan Trang nhiệt huyết; nhưng với tư
cách một người viết chuyên nghiệp, những ngụy biện Phạm Thị Hoài mắc phải đã
khiến cô thất bại hoàn toàn. Vậy, giờ thì chúng ta cần biết Phạm Thị Hoài sẽ
chọn vai nào trong hai vai trên.

Nguồn: Loa phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây