Update ngày 25/9/2019: Đối đầu thua tàu Khánh Hòa, tàu Hải cảnh bỏ chạy vào đảo nhân tạo Đá Chữ Thập
Tình hình thực địa trưa ngày 23/9/2019 qua bản đồ AIS vệ tinh, sau khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng một số tàu hải cảnh của Trung Quốc quay lại Đá Chữ Thập sáng sớm hôm 22/9, tàu Trường Sa 401012 của Việt Nam vẫn bám sát theo dõi mọi hoạt động của phía Trung Quốc và giữ vị trí bên ngoài rạn san hô Đá Chữ Thập trong phạm vi 11 – 12 hải lý.
Video diễn biến Đá Chữ Thập qua AIS vệ tinh: Tàu Việt Nam áp sát tàu hải cảnh Trung Quốc:
Một diễn biến đáng chú ý xảy ra vào sáng sớm hôm nay ngày 24/9. Tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc rời khỏi Đá Chữ Thập và đang trên đường hướng về vùng biển đất liền Việt Nam thì ngay lập tức một tàu Việt Nam khác mang mã tên Khanh Hoa 01015 từ Đá Tây lao tới, cắt ngang đường đi của tàu hải cảnh 35111. Hiện giờ hai tàu vẫn đang vờn nhau ở cự ly chỉ cách nhau tầm 6.6 hải lý.
Được biết, Luật Cảnh sát biển vừa có hiệu lực thi hành hôm 1/7 đã cho phép lực lượng chấp pháp Việt Nam truy đuổi tàu thuyền vi phạm pháp luật trên biển và được quyền hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam. Các qui định mới này rõ ràng hơn so với Pháp lệnh 2008!
Được biết, hiện có 27 tàu cảnh sát biển Việt Nam đang hoạt động quanh các giàn khoan, đặc biệt là khu vực mỏ Đại Hùng; tàu của lực lượng kiểm ngư cũng được điều ra hết. Nghe kể, mấy ông nội trên tàu Trung Quốc đã tới gần các giàn khoa bắt loa kêu Việt Nam nên khai thác chung ăn chia tỉ lệ 60-40 như Philippines, phía Việt Nam cũng bắt loa kêu lại, China get out !
Như đã đưa tin, chỉ 3 ngày sau khi Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược đòi Việt Nam phải chấm dứt các hoạt động dầu khí thì sáng sớm ngày 22/9, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng với 4 tàu hải cảnh hộ tống bất ngờ rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đi tới Đá Chữ Thập, cũng là nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng hiện giờ đang do Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Nhóm tàu này đã tới Đá Chữ Thập vào lúc 2h40′ sáng ngày 23/9, kết thúc đợt 3 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đây cũng là đợt hoạt động ngắn nhất của nhóm tàu này. Trong khi đợt 1 kéo dài 35 ngày, đợt 2 kéo dài 20 ngày. Thông tin thời tiết tại khu vực trong những ngày này cho thấy không có dấu hiệu thời tiết xấu. Nguyên nhân nhóm tàu tạm rời lần này do thời tiết có thể được loại trừ.
Trên đường nhóm tàu Trung Quốc di chuyển, qua bản đồ AIS vệ tinh, có thể nhìn thấy tàu Truong Sa 401012 của Việt Nam đã theo bám sát cho tới tận Đá Chữ Thập và hiện giờ vẫn đang ở ngoài khu vực Đá Chữ Thập.
Tuy nhiên tàu hải cảnh 45111 trong nhóm tàu hộ tống của Trung Quốc đã rẽ ngang và đi rất chậm hướng về khu vực lô dầu 06.1. Trên đó có một tàu khả nghi với tên giả là 9000 cũng đang tiến cùng hướng. Một số thông số của tàu này trùng với một số tàu hải cảnh và tàu cá của Trung Quốc. Dù vậy hiện vẫn chưa thể xác thực tàu này có liên quan đến điểm nóng 06.1 hay không. Có lẽ chúng ta sẽ có câu trả lời.
Ngoài ra, dữ liệu AIS vệ tinh ngày 20/9 cho thấy, trong khi tàu Crest Argus 5 trở về Vũng Tàu, tàu Sea Meadows 29 vẫn đang hiện diện ở khu vực. Đây là hai tàu hỗ trợ hoạt động giàn khoan Hakuryu-5.
Trước đó, 4h sáng sớm nay ngày 22/9, sau khi vào sâu chỉ cách bờ biển Việt Nam 85.6 hải lý, khoảng cách gần bờ biển Việt Nam nhất trong đợt đan áo thứ 3, tàu Hải Dương Địa Chất 8 cùng nhóm tàu hải cảnh đã tăng tốc độ và hướng ra khu vực Đá Chữ Thập, đánh dấu những ngày tạm nghỉ lần thứ 3. Đi cùng với Hải Dương Địa Chất 8 có các tàu hải cảnh 35111, 37111, 31302 và 4603. Tàu hải cảnh 45111 rẽ ngang và đi thẳng hướng về phía nam, nhưng hiện chưa rõ ràng tàu có tới khu vực lô dầu 06.1 hay đến nơi khác.
Dưới đây là Clip: chuyển động của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 từ 1h sáng cho tới 17h chiều nay.
Bám sát nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 trên đường rời tới Đá Chữ Thập là tàu Truong Sa 401012 của Việt Nam. Tàu hải cảnh 33111 lúc đó đang nghỉ ở đá Subi. Tàu 3501 đã bật AIS trở lại cho thấy nó ở Đá Chữ Thập.
Tại lô 06.1, giàn Hakuryu-5 của liên doanh khai thác dàu khí của Việt Nam vẫn hoạt động bình thường với sự hiện diện thường xuyên của hai tàu hải cảnh Trung Quốc xung quanh.
Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa là nơi Việt Nam luôn khẳng định có chủ quyền.
Nguyễn Anh (Nguồn ảnh và clip:Dự án Đại Sự Ký Biển Đông; ứng dụng theo dõi hàng hải Marine Traffic)
Nguồn: Cánh cò