Đám dân chủ trong nước cùng một số người mang danh nhà báo, luật sư, linh mục hiện đang bàn tán xôn xao về “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc phê chuẩn vào hôm 26/8 vừa qua. Vốn sẵn có xu hướng kỳ thị Trung Quốc từ trước nên họ đã bày tỏ lo ngại rằng “Hiệp định dẫn độ Việt-Trung” sẽ biến Việt Nam thành “miền đất hứa” cho tội phạm Trung Quốc, đặc biệt là sau những thông tin về việc các cơ quan chức năng của Việt Nam tiến hành dẫn độ, bàn giao các đối tượng nhóm người Trung Quốc phạm tội tại Hải Phòng, Kon Tum và Bình Định. Từ những lo ngại trên, họ không ngần ngại công kích Hiệp định và quy kết rằng Chính phủ đã che giấu thông tin với người dân khi đã “ký chui” Hiệp định với Trung Quốc…
Vậy thực hư vấn đề này thế nào?
Được biết, các quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu về dẫn độ tội phạm và đã có những quy định về dẫn độ tội phạm từ rất sớm. Khái niệm dẫn độ tội phạm cũng như quy định về dẫn độ tội phạm xuất hiện từ những năm cuối thế kỉ XIX. Ngày nay, trên thế giới, các quy định về dẫn độ tội phạm không chỉ đơn thuần được đề cập trong các điều ước quốc tế đa phương, điều ước quốc tế song phương mà còn được các quốc gia thể chế hoá trong quy định pháp luật của chính quốc gia mình.
Tại Việt Nam, vấn đề dẫn độ tội phạm bắt đầu được đề cập từ những năm 80 của thế kỉ XX, đầu tiên được thể hiện trong các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và vấn đề hình sự mà Việt Nam kí kết với một số quốc gia trên thế giới, trong đó có quy định về dẫn độ tội phạm. Đặc biệt được thể hiện trong hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam kí kết với Hàn Quốc và hiện nay đang đàm phán để kí kết với một số quốc gia khác. Ngoài ra, dẫn độ tội phạm còn được quy định ngay từ trong Luật Quốc tịch năm 1998, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, đặc biệt vấn đề dẫn độ tội phạm đã được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đó là Luật Tương trợ tư pháp năm 2007.
Bàn giao 380 người trong vụ đánh bạc công nghệ cao tại Hải Phòng cho Trung Quốc (Ảnh Internet)
Theo thông tin chính thống từ cổng thông tin điện tử Bộ Công an, tính đến tháng 8/2019 Việt Nam đã ký kết 12 hiệp định song phương chuyên biệt về dẫn độ và là thành viên của 22 điều ước quốc tế đa phương cũng như 11 hiệp định tương trợ tư pháp song phương có quy định về dẫn độ với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong số các quốc gia đã ký kết hiệp ước tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm với Việt Nam chưa có Trung Quốc và Hoa Kỳ nhưng cả 2 quốc gia này đều đã cùng với Việt Nam thống nhất về lộ trình đàm phán, xây dựng và tiến tới ký hiệp ước. Đáng chú ý, những hoạt động trên đều đã được báo chí trong nước đưa tin, phản ánh. Điều này cho thấy rằng, hoàn toàn không có chuyện Chính phủ đã che giấu thông tin với người dân khi đã “ký chui” Hiệp định dẫn độ với Trung Quốc.
Xem link: https://tuoitre.vn/viet-nam-va-trung-quoc-tap-trung-thuc-day-cho-hiep-dinh-dan-do-20171113181711706.htm
http://cand.com.vn/Hoat-dong-LL-CAND/Viet-Nam-Hoa-Ky-tang-cuong-hop-tac-phong-chong-toi-pham-551721/
Rõ ràng, trước những diễn biến phức tạp của tình hình tội phạm đặc biệt là các loại tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, buôn lậu, ma túy… thì vấn đề hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó có việc ký kết các hiệp định có quy định về dẫn độ tội phạm là một xu thế tất yếu. Vấn đề này không chỉ đặt ra đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới.
Mặc dù có một thực tế đã được các cơ quan chức năng và báo chí phản ánh trong thời qua đó là tình hình tội phạm người Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam đang diễn ra phức tạp và rất đáng báo động, nếu không có những giải pháp thực sự căn cơ thì số lượng các vụ án, đối tượng vi phạm, quy mô, tính chất, mức độ phạm tội sẽ không dừng lại đó. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta có thể vội vã và thiếu khách quan đổ thừa cho quy chế dẫn độ tội phạm là nguyên nhân chính mà không xem xét dưới những góc độ khác nhau để nhìn nhận sự việc một cách khách quan, công bằng và thấu đáo hơn./.
Đắc Chí
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)