……..
Trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tối 04/09, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết không khí tại khuôn viên phía trước đám cháy có nồng độ thủy ngân cao gấp 10 đến 30 lần tiêu chuẩn cho phép của WHO; và 2/9 điểm quan trắc nước mặt có hàm lượng thủy ngân vượt chuẩn.
Ngày 05/09, UBND thành phố Hà Nội tổ chức cuộc họp về vụ việc, đồng thời ra văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường và Binh chủng Hoá học về vấn đề xử lý môi trường sau vụ cháy. Cùng ngày, thực hiện chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, Binh chủng Hóa học đã lấy mẫu tại khu vực xảy ra vụ cháy.
Binh chủng Hoá học vào cuộc
Ngày 08/09, công ty Rạng Đông thừa nhận với Tổng Cục Môi trường rằng toàn bộ 48.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng chứ không phải viên Amalgram, khiến lượng độc tố phát tán ra môi trường lớn hơn dự tính ban đầu. Lượng thủy ngân đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ là từ 15,1 kg đến 27,2 kg.
Cùng ngày 08/09, báo chí đưa tin rằng nhiều hộ dân sống gần đám cháy đã tự sơ tán khỏi khu vực. Chẳng hạn, chung cư 54 Hạ Đình có 90% số hộ dân sơ tán, chung cư 143 Hạ Đình có hoăn 40% hộ dân sơ tán.
Cùng ngày 08/09, tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, nói với báo Hà Nội Mới rằng không nên so các số liệu đo được từ vụ cháy với các tiêu chuẩn của WHO. Lý do là tiêu chuẩn an toàn về không khí của WHO chỉ đưa ra mức độ trung bình năm, trong khi con số mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra lại xét đến ở một thời điểm nhất định. Mức tiêu chuẩn an toàn về nước của WHO là đối với nước uống, còn mức độ ô nhiễm thủy ngân trong nguồn nước ở vụ cháy lại không phải là nước uống. Nhân đó, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã chuyển sang so sánh các số liệu đo được từ vụ cháy với các tiêu chuẩn của Việt Nam, kết quả cho thấy mức độ ô nhiễm không lớn như dư luận đang có ấn tượng.
Sáng 09/09, một lãnh đạo Viện Hóa học Môi trường Quân sự (thuộc Binh chủng Hoá học) nói với báo Người Lao Động rằng họ đã có kết quả giám định, đã xác định rằng việc tẩy độc, xử lý môi trường là cần thiết, và đã chuẩn bị các phương án để thực hiện. Tuy nhiên, do UBND thành phố Hà Nội chưa có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng vào cuộc xử lý môi trường, họ chưa thực hiện công tác đó.
Cũng trong sáng 09/09, UBND thành phố Hà Nội nói với báo chí rằng họ đang đợi Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường Hà Nội Nguyễn Trọng Đông báo cáo lại để có biết cụ thể những bước tiếp theo. Chủ tịch Nguyễn Đức Chung khẳng định thành phố đã xử lý vụ cháy một cách kịp thời, trách nhiệm, người dân sống quanh nhà máy Rạng Đông không có gì bức xúc.
Trước tình hình đó, cùng ngày 09/09, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó Sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đã ra công văn hỏa tốc đề nghị các cơ quan liên quan của Hà Nội báo cáo công tác khắc phục hậu quả vụ cháy, đồng thời đề nghị Bộ Quốc phòng phối hợp để tẩy độc. Việc tiến hành tẩy độc đã được tiến hành vào ngày 12/09.
Qua các diễn biến trên, có thể thấy UBND phường Hạ Đình, Tổng Cục Môi trường và Binh chủng Hóa học đã hành động khá “nhanh nhạy” khi vụ việc xảy ra. Tuy nhiên, Tổng Cục Môi trường đã có sơ suất khi so sánh các số liệu đo được tại hiện trường với số liệu của WHO một cách thiếu khoa học, làm tăng sự lo lắng của dư luận, đại náo truyền thông. Trong khi đó, một số cơ quan quản lý đã tỏ ra lúng túng, còn công ty Rạng Đông đã nói dối và hành xử vô trách nhiệm.
Với những thông tin đó có thể thấy, hiện chưa có bằng chứng cho thấy vụ cháy kho xưởng Rạng Đông là một “thảm họa môi trường”. Cũng không có bằng chứng để khẳng định rằng công ty Rạng Đông có hay không cố tình phóng hỏa. Trong khi đó, hiện trường đám cháy đã được tẩy độc, cho phép cư dân địa phương trở lại sinh hoạt bình thường. Hy vọng trong thời gian tới, dư luận sẽ bình tĩnh chờ đợi kết luận của cơ quan điều tra, thay vì chạy theo một số giả thuyết của chuyên gia “online” và đặc biệt cần nắm rõ thông tin để tránh bị dắt mũi bởi các thông tin độc hại từ các đối tượng xấu.
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ