Câu chuyện liên quan đến đám cháy nhà máy Rạng Đông hôm 28/08 tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người dân Thủ đô, nhất là những cư dân sinh sống và làm việc quanh khu nhà máy. Trong đó, đáng chú ý nhất vẫn là chủ đề về nguy cơ ô nhiễm thủy ngân từ vụ cháy. Điều đáng nói ở đây, là thời gian qua, lợi dụng sự việc này nhiều đối tượng xấu đã phao tin đồn nhàm nhảm gây ra sự hoang mang, lo sợ với người dân. Bên cạnh đó, một số đối tượng cũng nhân cơ hội này để “thừa nước đục thả câu”, đưa nhiều bài viết bịa đặt, xuyên tạc nhằm nói xấu chính quyền Hà Nội. Cụ thể, các đối tượng thông qua mạng xã hội tuyên truyền rằng các bên liên quan đã hành xử vô trách nhiệm trong vụ việc và đồng thời đòi truy cứu trách nhiệm của các cá nhân trong công ty Rạng Đông, UBND quận Thanh Xuân, UBND thành phố Hà Nội. Đặc biệt, các đối tượng còn tập trung khai thác thông tin từ một số tờ báo như báo Thanh Niên có bài “UBND TP.Hà Nội đang họp về vụ cháy Rạng Đông, cản trở phóng viên tham dự” để qua đó bồi bút, xuyên tạc, đả kích chính quyền thành phố Hà Nội.
Cảnh tượng sau vụ cháy
Về vấn đề này xin khẳng định rằng: UBND thành phố Hà Nội không vi phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân, vì Khoản 2 Điều 6 Luật Tiếp cận Thông tin 2016 quy định rằng “công dân không được tiếp cận” “thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước”; Khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí 2016 quy định rằng “cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp cho báo chí” “thông tin về vụ việc (…) đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền”. Trong tình huống này, báo chí chỉ có quyền yêu cầu “kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng”, vào thời điểm đã có kết luận, xét theo Khoản 1 Điều 17 Luật Tiếp cận Thông tin 2016.
Cho nên, ngay sau khi có những thông tin sơ bộ về tình hình đám cháy cũng như đảm bảo sự an toàn nên các phóng viên, nhà báo đã nhanh chóng có mặt tại thực địa để tác nghiệp. Như vậy, về vấn đề thông tin, một lần nữa khẳng định rằng UBND phường Hạ Đình, Tổng Cục Môi trường và Binh chủng Hóa học đã hành xử một cách có trách nhiệm để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Các phóng viên có mặt tại hiện trường đám cháy để tác nghiệp
Ngoài ra, cũng liên quan đến vụ cháy, vấn đề mà dư luận quan tâm nhất hiện nay đó chính là nguy cơ ô nhiễm thủy ngân. Nếu như chúng ta theo dõi sát sườn có thể thấy một lộ trình cung cấp thông tin khá đầy đủ và chi tiết về nguy cơ ô nhiễm được đại diện chính quyền Hà Nội, đại diện nhà máy, các chuyên gia cung cấp nhanh chóng để các cơ quan thông tấn báo chí kịp thời đưa tin tới dư luận. Cụ thể:
Chiều 29/08, UBND phường Hạ Đình ra văn bản cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe do vụ cháy ở Công ty Rạng Đông. Văn bản cũng khuyên người dân không tiêu thụ thực phẩm trong phạm vi 1 km từ điểm cháy, tiêu hủy các loại thực phẩm trồng trên mái nhà, sơ tán người già và trẻ em khỏi khu vực trong khoảng từ 1 đến 10 ngày, và thực hiện một số giải pháp khác để phòng tránh thiệt hại do hóa chất nguy hiểm. Một số chuyên gia, như tiến sĩ Hoàng Dương Tùng (nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường), đánh giá rằng khuyến cáo của UBND phường Hạ Đình là hợp lý, kịp thời, vì vụ cháy có thể đã phát tán thủy ngân và bột huỳnh quang, là những hóa chất gây hại cho sức khỏe.
Ngày 30/08, Công ty Rạng Đông ra thông báo rằng các bóng đèn của họ làm từ vật liệu an toàn, không gây nguy hại cho sức khỏe kể cả khi cháy. Chẳng hạn, họ đã sử dụng amalgram thay cho thủy ngân khi sản xuất bóng đèn huỳnh quang. Để phản bác thông báo này, một bộ phận dư luận phân tích rằng amalgram có thành phần là thủy ngân, vì vậy khi cháy vẫn gây hại cho sức khỏe.
Chiều 30/08, UBND quận Thanh Xuân đã ra văn bản thu hồi khuyến cáo của UBND phường Hạ Đình và kiểm điểm họ, với lý do “văn bản được ban hành không đúng thẩm quyền và nội dung chưa đủ cơ sở”. Quận thông báo rằng lúc 16h cùng ngày, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường (Bộ Y tế) đã kiểm tra khu vực bằng máy test nhanh, để đi đến kết luận rằng hàm lượng thủy ngân, chì, kim loại nặng đều trong ngưỡng cho phép và an toàn đối với người dân.
Cũng trong buổi sáng 31/08, Tổng Cục Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường) ra thông cáo báo chí rằng người dân trong bán kính 1,5 km từ điểm cháy cần tránh sử dụng nông sản và nước từ các bể hở của khu vực, đồng thời dùng xà phòng tẩy rửa quần áo, tường và đồ đạc.
———
Mã Phi Long
Nguồn: Bản tin Dân chủ