Ngày 28/08/2019, khu kho xưởng của Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông tại Hà Nội đã bốc cháy và phát tán một lượng hóa chất độc hại, bao gồm thủy ngân, vào không khí. Trong tuần đầu tiên sau vụ việc, cả báo chí chính thống lẫn dư luận mạng xã hội đều đặt câu hỏi về nguy cơ nhiễm độc thủy ngân do đám cháy, đồng thời đề nghị truy cứu trách nhiệm của các bên liên quan. Trong đó, riêng các nhóm chống đối tập trung vào 3 hướng tuyên truyền.
Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ viết rằng các bên liên quan đã hành xử vô trách nhiệm trong vụ việc. Họ đòi truy cứu trách nhiệm của các cá nhân trong công ty Rạng Đông, UBND quận Thanh Xuân, UBND thành phố Hà Nội.
Trong hướng tuyên truyền thứ hai, Mai Phan Lợi, CEPEW , ICC khác khai thác vụ việc này ở góc độ minh bạch thông tin, quyền tiếp cận thông tin, quyền được biết. Chẳng hạn, kênh GTV của Mai Phan Lợi mời đại diện CEPEW tham gia một talkshow mang tên “Minh bạch thông tin trong vụ cháy Rạng Đông”. Trần Quốc Nam (ICC) kêu gọi Chính phủ minh bạch thông tin về vụ cháy, để không lặp lại sai lầm của Ấn Độ vào năm 1984, khi họ che giấu thông tin về tai nạn ở nhà máy thuốc trừ sâu tại thành phố Bhopal, khiến khoảng 100.000 người nhiễm độc, 3.928 người chết.
Qua tìm hiểu, được biết cả CEPEW lẫn ICC đều là khách mời trong buổi truyền hình trực tiếp mang tên “Quyền thông tin của nhóm người dễ bị tổn thương”, do nhóm “Minh bạch Thông tin” của Mai Phan Lợi (cựu Trưởng đại diện báo Thanh Niên ở Hà Nội bị tước thẻ hành nghề, nay nhận tiền NED và các quỹ zân chủ phương Tây để đòi tự do báo chí) tổ chức vào ngày 16/09/2016.
Liên quan đến vấn đề minh bạch thông tin, hôm 05/09, báo Thanh Niên có bài “UBND TP.Hà Nội đang họp về vụ cháy Rạng Đông, cản trở phóng viên tham dự”. Tuy nhiên, hành động của UBND thành phố Hà Nội không vi phạm quyền tiếp cận thông tin của công dân, vì Khoản 2 Điều 6 Luật Tiếp cận Thông tin 2016 quy định rằng “công dân không được tiếp cận” “thông tin về cuộc họp nội bộ của cơ quan nhà nước”; Khoản 2 Điều 38 Luật Báo chí 2016 quy định rằng “cơ quan có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp cho báo chí” “thông tin về vụ việc (…) đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền”. Trong tình huống này, báo chí chỉ có quyền yêu cầu “kết luận kiểm tra, thanh tra, giám sát liên quan đến việc bảo vệ môi trường, sức khỏe của cộng đồng”, vào thời điểm đã có kết luận, xét theo Khoản 1 Điều 17 Luật Tiếp cận Thông tin 2016.
Trong hướng tuyên truyền thứ ba, họ công kích việc ông Hoàng Văn Thức (Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Môi trường) được đeo mặt nạ phòng độc khi đứng chỉ đạo tại hiện trường, trong khi những người cấp dưới đứng cùng chỉ đeo khẩu trang. Tuy nhiên, lời công kích này thiếu cơ sở, vì ảnh chụp cho thấy một trong những cấp dưới đứng cạnh ông Thức có sẵn mặt nạ phòng độc đeo trên cổ mà không sử dụng:
Sau khi xem xét toàn bộ diễn biến của vụ việc, chúng tôi nhận định rằng đã có một số bên liên quan hành xử vô trách nhiệm. Chẳng hạn, công ty Rạng Đông không thể phủ nhận trách nhiệm của mình khi nói dối rằng họ dùng amalgram thay vì thủy ngân để sản xuất bóng đèn, hoặc nói dối rằng vụ cháy không làm phát tán các hóa chất độc hại. Bộ Tài Nguyên Môi trường đừng vội áp tiêu chuẩn nước uống của WTO vào kết quả xét nghiệm nước sông Tô Lịch (1?!)
Mặt khác, cũng cần nhìn nhận rằng trong vụ việc này, UBND phường Hạ Đình, Tổng Cục Môi trường và Binh chủng Hóa học đã hành xử một cách có trách nhiệm để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân. Trong khi đó, những công kích nhắm vào ông Hoàng Văn Thức là không có căn cứ.
Nguồn: Loa Phường