Trang chủ Đối tượng Osin Huy Đức lại giở giọng mất nết

Osin Huy Đức lại giở giọng mất nết

206
0

Dẫn về đương link trên VOV về Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh cụ Bùi Bằng Đoàn, Trương Huy Đức đã viết thế này: “CUỐI CÙNG ĐÃ TƯỞNG NHỚ CỤ BÙI BẰNG ĐOÀN

Osin Huy Đức lại giở giọng mất nết

Không chỉ được nhớ như một vị quan thanh liêm, theo VOV: “Trong 12 năm làm việc dưới triều vua Bảo Đại, cụ Bùi Bằng Đoàn đã có công lớn trong việc sửa đổi luật pháp, bãi bỏ nhiều quy định lỗi thời, biên soạn và ban hành một số luật mới, cải tiến tổ chức các tòa án, đào tạo các thẩm phán và đội ngũ nhân viên tư pháp…”

Không chỉ “dưới triều vua Bảo Đại” mà dưới triều Nguyễn và các vương triều trước đó cũng có rất nhiều đại quan yêu nước, thương dân… Chỉ khi nào, có một chính thể, hằng năm tôn vinh những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân chứ không chỉ tôn vinh những “công thần của chế độ” thì dân tộc mới trường tồn được.

PS: Hiểu nhưng vẫn tiếc là tại sao hồi kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cụ không làm hoành tráng thế này, rồi để con trai cụ là bác Bùi Tín trở về cùng tham dự. Hôm trước, khi bác Bùi Tín mất, trong một stt phê phán nhà báo Bùi Tín của một cựu phóng viên TTX, tôi rất tâm đắc với một cmt: “Dẫu khen hay chê, lịch sử rồi vẫn phải nhắc tới Bùi Tín trong khi lịch sử chắc chắn không biết những người đang phê phán Bùi Tín ở đây là ai”.

Theo đó, có hai chi tiết được Huy Đức nói ra là để đá xéo chế độ. Một là chi tiết Đức nói rằng, “Chỉ khi nào, có một chính thể, hằng năm tôn vinh những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân chứ không chỉ tôn vinh những “công thần của chế độ” thì dân tộc mới trường tồn được” và ám chỉ dưới chế độ hiện thời đang và chủ yếu tôn vinh công thần cho chế độ chứ chưa thực sự quan tâm tôn vinh đối với những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân. Chi tiết thứ hai chính là việc đặt ra câu hỏi: “tại sao hồi kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cụ không làm hoành tráng thế này, rồi để con trai cụ là bác Bùi Tín trở về cùng tham dự”.

Cái độ mất nết của Đức trong stt trên cũng chỉ tập trung có ở 2 chi tiết này. Nhưng rồi cái độ móc máy của Đức suy cho cùng cũng chỉ là trò của những kẻ lưu manh không hơn, không kém mà khi bị nhận ra tin tưởng sẽ có nhiều người sẵn sàng chửi vào cái bản mặt của gã…

Trước hết ở chi tiết thứ nhất, đồng ý mệnh đề được Đức đưa ra hoàn toàn đúng, đó cũng chính là chân lý của muôn đời; là cái mà bất cứ chế độ nào cũng phải nghĩ và làm cho kỳ được. Song có hai điểm gã nhà báo này quên mất đó là (1) dưới chế độ chính trị hiện tại việc tôn vinh đối với những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân đã được làm rất tốt. Và không có ai trong số này không được vinh danh, tưởng nhớ; thậm chí để vinh danh những cá nhân này và khơi gợi truyền thống, đạo lý và cả nghĩa khí của dân tộc, nhà nước đã có nhiều hình thức hết sức phong phú, đa dạng và hết sức ý nghĩa. (2) cái đặc trưng và cũng là điểm thể hiện tính ưu việt của chế độ chính trị hiện tại ở VN là “công thần của chế độ” cũng chính là những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân.

Riêng với luận điểm (2) này thì không cần bất cứ sự bàn cãi nào thì ai cũng biết; đó là những người mà bằng máu, trí tuệ của mình đã đánh đuổi ngoại xâm, đưa về nền độc lập, tự do hôm nay. Cũng chính họ sau khi đánh đuổi ngoại xâm, đã đứng lên thiết lập nhà nước, quản lý xã hội và giữ gìn sự thanh bình cho nhân dân thụ hưởng, sinh sống… Cho nên, với việc phân biệt “công thần của chế độ” với những bậc tiền nhân chính trực, có nhiều công trạng với dân, Trương Huy Đức không chỉ cho thấy cái não trạng kỳ thị đến khó hiểu. Đồng thời nó cũng ít nhiều cho thấy ở Huy Đức, cái mục tiêu chống phá, động cơ viết nên những con chữ khiến gã đánh mất lí trí và không còn là chính mình… Thế nên mới có chuyện gã cố tình rạch ròi chuyện này với chuyện kia…

Hay nói cách khác, vì những mục đích đê hèn, gã sẵn sàng bẻ cong ngòi bút, sẵn sàng giả vờ ngu để bịt mắt và lừa bịp thiên hạ.

Ở chi tiết thứ hai, thực chất đây là cách mà Huy Đức tôn vinh, ca ngợi Bùi Tín, con trai của Cụ Bùi Bằng Đoàn; là cách mà Huy Đức đang cố gợi và khoét sâu hố ngăn cách giữa thể chế chính trị hiện tại với gia đình cụ Bùi Bằng Đoàn… Nhưng rồi, với chi tiết này và với câu hỏi: “tại sao hồi kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cụ không làm hoành tráng thế này, rồi để con trai cụ là bác Bùi Tín trở về cùng tham dự”, có lẽ cũng không cần phải dấu diếm hoặc vòng vo làm gì…

Thể chế chính trị ghi nhận công lao, nghĩa khí của Cụ Bùi Bằng Đoàn, nhưng với con trai cụ, cố nhà báo Bùi Tín thì xin thưa, đấy là kẻ thù không đội trời chung của chế độ; và với chế độ này thì Bùi Tín thực sự là nỗi ô nhục của dòng họ Bùi công danh oai hùng. Chính ông này cũng là lí do khiến cho chế độ, nhà nước băn khoăn khi không kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cụ Bùi Bằng Đoàn khi Bùi Tín đang mất.

Cho nên, việc tổ chức hoành tráng 130 năm ngày sinh của Cụ Bùi Bằng Đoàn chỉ diễn ra khi mà đứa con lạc loài của cụ không còn trên thế gian này. Khi đó lễ kỷ niệm dành cho cụ, cái cách mà chế độ vinh danh cụ sẽ được trọn vẹn, không có nhiều lời ra tiếng vào… Đó cũng là dụng ý, là động cơ hết sức tinh tế mà những người trong ban Tổ chức sự kiện này hướng đến. Chỉ trách Trương Huy Đức với não trạng gây chuyện, đá xéo chế độ đã cố lật dậy những điều mà lẽ công chính nhiều người sẽ không nói ra. Cụ Bùi Bằng Đoàn dưới suối vàng làm sao vui được khi đứa con của chính mình đang phá bĩnh, đang làm lún bại những gì mà sinh thời cụ đã gây dựng bằng cả tâm ý, sức lực của mình….

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây