Năm ngoái cũng tầm thời điểm này, một câu chuyện về lòng nhân văn của anh lính mẽo và cô học sinh 16 tuổi được dựng thành kịch bản như phim điện ảnh, lay động hàng triệu người, và người ta xem người lính Mỹ đó là nhân văn cao cả “họ vì quê hương” nhưng thực chất nó là quân xâm lược, mua vui gái làng chơi Việt Nam nhưng lại được ngụy biện dưới vỏ bọc ngôn tình thời hiện đại. Câu chuyện thẫm đẫm nước mắt của cộng đồng mạng, lấy đi nước mắt không biết bao nhiêu người.
Nhưng thực chất đó là gì? Mình không rõ kẻ nào đã tung ra bài viết kia, nhưng chắc chắn mục đích của chúng là muốn tìm lòng trắc ẩn của cộng đồng núp dưới một ngôn tình, với câu chuyện tình yêu thời chiến, quả là chúng đã cao tay. Câu chuyện này đã lấy đi nước mắt hàng triệu người trên mạng xã hội, sau đó bị bóc trần nhưng dù sao nó cũng đã có mặt tràn lan khắp các trang báo và dù tôi có viết hàng trăm bài đi chăng nữa độ phủ rộng cũng ko thể bằng hay giải độc được tất cả những người đã đọc qua.
Cũng vào đúng thời điểm này tròn một năm sau. Báo tuổi trẻ có y hệt một bài viết về chuyện tình một gái làng chơi với tay lính Mỹ. Thậm chí tờ báo của Thành Đoàn này còn in đậm trang nhất, ngay cả biên bản cuộc đại hội Đảng cũng không được to như vậy.
Chuyện tình của cô gái và anh lính mẽo gặp lại nhau 50 năm đã được nền báo chí cách mạng Việt Nam đăng tải rầm rộ mấy hôm nay, và chúng ta không thể tưởng tượng nổi một tờ báo mang danh thành đoàn lại có thể đem ra những bài viết mùi mẫn như vậy.
Nếu nhìn qua thì có vẻ vừa nhân văn cao cả trong tình yêu,nhưng rút cuộc lại mục đích vẫn là đề cao lòng nhân văn của nước mẽo , đề cao tính nghĩa hiệp người lính mẽo, đề cao sự thủy chung của người lính xâm lược với một gái làng chơi bản địa. Qua đó cũng ngấm ngầm tố cáo hướng người đọc tới một cách nhìn khác “Vì cộng sản cưỡng chiếm miền nam, mà đôi ngã chia ly hai người này không tới được với nhau, họ đã phải chờ đợi nhau 50 năm trời”. Đó là những gì mà bài báo này đang muốn hướng tới.
Sau thế chiến thứ hai, những phụ nữ Pháp bị nghi ngờ có quan hệ tình dục với lính Đức, hoặc làm việc trong những nhà thổ phục vụ cho lính Đức. Bị đem ra cạo trọc đầu giễu phố. Đó được xem như là một hình phạt để trả thù cho việc phản bội Tổ quốc của họ
Còn ở Việt Nam Sau năm 1975 chả có phụ nữ nào từng làm đĩ điếm phục vụ cho lính mẽo bị đối xử như vậy ở Miền Nam cả.
Vậy mà phương Tây lúc nào cũng cao ngạo về nhân quyền bình đẳng bác ái. Riêng cái việc mặc gì thôi cũng kéo dài tận 200 năm mới được bãi bỏ vào năm 2013 mà thôi.
-LN-
P.s: Nếu nền “báo chấy” cách mạng Việt Nam còn tiếp tục như thế này thì quả thực rất nguy hại!
Tương lai không xa, người Việt sẽ quên đi nỗi đau mà những kẻ xâm lược đã từng giày xéo quê hương họ, thậm chí tôn thờ chúng như tượng đài về sự “hào hiệp, trọng tình trọng nghĩa”!