Điểm nổi bật trong báo cáo mới đây của Ủy ban Bảo vệ Ký giả là họ đã liệt VN chúng ta vào danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí truyền thông nhiều nhất.
Biểu trưng của CPJ (Nguồn: FB).
Và trước những thông tin được cho là sai sự thật này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chính thức lên tiếng bác bỏ. Bà này cho biết hôm 12/9 rằng, “Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những thông tin sai sự thật, dựa trên những thông tin không chính xác, thiếu khách quan về tình hình Việt Nam, theo báo cáo nói trên. Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do báo chí nói riêng được quy định cụ thể trong Hiến pháp 2013, các văn bản và luật liên quan”. Đồng thời cho biết, Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng và các hình thức khác, trong đó bảo vệ người dân trước tin tức giả, tin tức không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam, tin tức bịa đặt, sai sự thật, kích động hằn thù dân tộc.
Đó có lẽ là một sự đáp trả cần thiết, không khoan nhượng của nhà nước Vn đối với những cáo buộc có chủ đích, ý đồ của tổ chức này.
Và xin thưa, đây không phải là lần đầu tiên tổ chức phi lợi nhuận độc lập, có trụ sở ở thành phố New York hoạt động với mục đích nhằm thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ các quyền của nhà báo này có những hành vi công kích, can thiệp vào quá trình vận hành, quản lý đối với báo chí tại VN.
Cụ thể, “ngày 12/5/2015 ra thông cáo báo chí, kêu gọi Việt Nam bỏ các cáo trạng chống lại ông Kim Quốc Hoa, cựu tổng biên tập báo Người Cao Tuổi. CPJ cũng đề nghị chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho báo chí thể hiện vai trò của họ mà không lo sợ bị trả đũa”.
Ngay sau khi Quốc hội VN tiến hành thảo luận và thông qua Luật An ninh mạng, trả lời trên RFA, Ủy ban Bảo vệ Ký giả-CPJ đã công khai noi rằng “Luật An ninh mạng là một vũ khí mới để Chính phủ Việt Nam chống lại tự do báo chí” với những sự lí giải sặc mùi kích động, quy kết và có quan điểm thù địch với nhà nước Vn. Xin được lược trích một đoạn trong đó:
– “Trong nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng trong những thứ hạng thấp về tự do báo chí theo báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về tự do báo chí.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) xếp Việt Nam ở thứ hạng 176/180 trong Báo cáo về chỉ số tự do báo chí thế giới năm 2019.
Việt Nam vào năm ngoái bị RSF xếp tụt một bậc hạng so với vị trí 175/180, qua đánh giá không có tiến bộ về tự do báo chí suốt 4 năm liền trước đó. Nguyên nhân đánh giá tụt hạng mà RSF đưa ra là truyền thông ở Việt Nam phải tuân theo mệnh lệnh của Đảng Cộng sản lãnh đạo; song song với việc gia tăng sách nhiễu, khủng bố, bắt bớ các nhà báo công dân ở mức độ kinh hoàng trong hai năm 2017 và năm 2018, kể từ khi ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam hồi năm 2011.
Hồi năm 2014, RSF xếp Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán internet một cách gắt gao. Tại thời điểm đó, đại diện của RSF, bà Delphine Halgand lên tiếng với RFA về cảnh báo mức độ nguy hiểm mà người viết blog ở Việt Nam gặp phải đối với Chính quyền Hà Nội”.
– “CPJ quan ngại sâu sắc rằng Việt Nam sẽ sử dụng các điều khoản quy định trong Luật An ninh mạng để sách nhiễu các nhà báo và làm suy giảm tự do báo chí. Chính phủ Việt Nam đã lạm dụng nhiều điều luật chống nhà nước mơ hồ để tống giam các nhà báo chỉ vì họ thực hiện công việc của mình. Luật An ninh mạng mới ban hành là thêm một vũ khí nữa cho Chính phủ Việt Nam sử dụng để chống lại các nhà báo độc lập.”
Với việc chỉ đích danh và đưa VN chúng ta vào danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí truyền thông nhiều nhất, CPJ đang cho thấy, họ chưa từ bỏ tấn công nhà nước VN trên lĩnh vực báo chí và tự do báo chí. Họ đang sử dụng nó như một chiêu bài để tấn công, hạ uy tín VN và gây sức ép buộc giới chức Nhà nước phải có những sự điều chỉnh theo ý của họ… Thế nhưng, có lẽ tổ chức này đã quá lạc hậu khi thực hiện những đòn tấn công đơn phương mà không hay biết rằng, nó dù có tác động nhưng không thật nhiều đối với VN.
VN vẫn vững vàng trên nhiều cương vị, và gần đây nhất là việc VN tiếp tục được các thành viên HĐBA Liên Hợp quốc tín nhiệm vào uỷ viên không thường trực (lần thứ 2) với số phiếu là 192/193, nhiệm kỳ 2020 – 2021.
Và với tinh thần, thái độ thù địch kiểu này nên VN vẫn chưa bao giờ công nhận đối với Ủy ban Bảo vệ Ký giả.
An Chiến
Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)