Trang chủ Bản tin Dân chủ Khi thầy giáo trở thành nhà xã hội học

Khi thầy giáo trở thành nhà xã hội học

174
0

Câu chuyện về vụ thảm sát tại Đan Phượng vừa qua đã rúng động cả dư luận, chỉ vì những tranh chấp về mấy mét vuông đất mà đã cướp đi sinh mạng của 4 người (thương tâm nhất là cháu bé 14 tháng tuổi là nạn nhân của kẻ ruột thịt máu lạnh). Lòng tham của con người thật vô đáy, khởi nguồn cũng bởi tại “tham – sân – si” đã khiến con người ta xa ngã vào tội lỗi. Và lòng tham càng lớn, phúc đức lại càng tiêu tán, những cơn giận, lòng giận dữ, nóng nảy, thù hận khi không vừa lòng, không được thỏa thích như ý muốn đã sinh ra sự thù ghét luôn tìm dịp để trả thù… Tham – sân ngày càng lớn theo thời gian sẽ dẫn tới sự si mê, ngu tối, đến khi đó con người ta chẳng khác gì một dã thú không hơn không kém. Chính vì thế mà một người máu mủ ruột rà lại nỡ lòng xuống tay tàn ác với người thân như vậy.

Và cũng nhân câu chuyện này, lại nhớ đến PGS, TS kiêm luôn nhà “giáo dục học” Đỗ Ngọc Thống khi ông ta lên tiếng lý giải vụ thảm sát ở Đan Phượng thật khiến người đời chê cười. Cụ thể, ông Thống nói:”…Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân chính làm cho cái ác lấn lướt cái thiện, triệt tiêu cái thiện là CNXH chủ trương “vô thần”, khuyến khích “vô thần”, từ đấy hình thành một tâm lý “vô úy”, không sợ gì hết. Trong xã hội “hữu thần”, mọi người đều tâm niệm: làm gì cũng có thần linh chứng giám, soi xét; làm gì cũng phải đắn đo “có trời biết, đất biết” nên luôn ám ảnh, nghĩ suy về một thế giới bên kia và luôn hành động hướng thiện, tích thiện…”.

Khi thầy giáo trở thành nhà xã hội học

PGS. TS Đỗ Ngọc Thống

Khi thầy giáo trở thành nhà xã hội học

Sự ảo tưởng của PGS Thống đã đợt tới cảnh giới hay sao khi có những lời lẽ hàm hồ như vậy. Qua đây, xin phản biện lại quan điểm của PGS trên hai lẽ:

Thứ thất, nếu theo như PGS Thống, xã hội “vô thần” khiến cho con người ta không sợ gì hết là sai lầm. Đã là con người thì dù ở xã hội “vô thần” hay “hữu thần” thì khi hành động của họ vượt ngoài bản năng, ngoài tầm kiểm soát thì mọi tội ác đều có thể gây nên. Chẳng hạn như ở Mẽo, đại đa số người dân đều tin theo đạo Tin Lành, một bộ phận lớn theo Công giáo, ngoài ra còn có rất nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác. Như vậy, theo hướng đó nước Mẽo chẳng phải là một xã hội chủ trương “hữu thần”, vậy mà khi đám côn đồ, lưu manh, số đối tượng cực đoan xả súng vào các trường học, đánh bom liều chết tại các nhà thờ, … khiến cho hàng nghìn người chết mỗi năm.  Vậy thử hỏi PGS rằng giá trị của xã hội “hữu thần” điều chỉnh hành vi con người ở đây như nào, họ có theo cái thuyết của ông là họ làm gì cũng có thần linh chứng giám, soi xét; làm gì cũng phải đắn đo “có trời biết, đất biết, nên luôn ám ảnh, nghĩ suy về một thế giới bên kia và luôn hành động hướng thiện, tích thiện… Sao nước Mẽo tôn giáo nhiều thế mà thảm sát nhiều thế Vì sao?

Nhiều người đã nghe tới các cuộc Thập tự chinh, là các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh từ tay người Hồi giáo. Hậu quả của những cuộc Thập tự chinh này quả là dã man, khủng khiếp và những người tham gia chủ yếu là người theo tôn giáo. Thử hỏi, tính nhân văn, hướng thiện ở đâu? Hitle, Johnson, Nichxon có theo tôn giáo không, có, sao bàn tay họ lại vấy máu của hàng triệu người dân vô tội. Hàng tuần họ vẫn đến Nhà thờ, vẫn rửa tội, thề thốt sao họ vẫn ra lệnh ném bom, giết hại thường dân.

Thứ hai, thưa PGS Thống, ông là một nhà giáo với học hàm cao ngất ngưởng mà lại đưa ra một nhận định mơ hồ, thiếu chính xác như vậy. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước đi lên CNXH không bao giờ chủ trương triệt tiêu “hữu thần” mà khuyến khích vô thần. Vì từ khi thành lập nước cho đến nay, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào theo tôn giáo. Điều này được quy định rõ trong các Nghị quyết, trong các Văn kiện của Đảng ta. Điều này cho thấy lạ rằng ông là một thầy giáo, mà ói như mấy anh cha xứ, tay truyền đạo cực doan chê bai người không theo tôn giáo (vô thần) và ca ngợi mấy anh có tôn giáo (hữu thần). Hơn nữa, nếu nói chủ nghĩa cộng sản triệt tiêu “hữu thần” là hoàn toàn thiếu cơ sở. Bởi vì chúng ta thấy rằng, những người đảng viên, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam họ vẫn thờ cúng ông bà tổ tiên, những người có công với dân tộc, với cách mạng, tại nhà riêng bao giờ cũng có bàn thờ gia tiên… để giữ gìn đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Như vậy, họ không theo tôn giáo không đồng nghĩa với việc họ đối đầu hay bài xích chủ nghĩa hữu thần. Và xin bàn riêng ở một góc độ nào đó, thì việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, hay tín ngưỡng thờ Phật cũng tác động ít nhiều đến tư tưởng, nhận thức nhằm điều chỉnh hành vi của con người hướng tới việc thiện, tránh xa điều ác, luôn làm những điều tốt đẹp để tạo phúc cho con cháu…

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy rằng PGS đã nhìn nhận vấn đề mang tín phiến diện, hữu khuynh. Mà với một người thầy giáo, một người có học hàm cao như vậy thì quả thực không xứng tầm.

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây