Trang chủ Luận bàn - Phản biện Công ty Rạng Đông đã làm gì sau khi xảy ra sự...

Công ty Rạng Đông đã làm gì sau khi xảy ra sự cố?

201
0

Theo tin được nhiều báo đồng loạt đăng tải, sau khi tiến hành quan trắc, lấy mẫu phân tích môi trường trong vòng bán kính 500 m. Cụ thể, đã lấy mẫu nước thải tại 5 vị trí là điểm xả cuối trong nhà máy và một số hố ga thoát nước lân cận; lấy mẫu không khí tại 6 vị trí lân cận khu vực xảy ra cháy, trong đó có điểm giáp cổng giữa sân Trường tiểu học Hạ Đình và trưng cầu đơn vị quan trắc có đủ năng lực hoạt động dịch vụ quan trắc và tư cách pháp nhân tiến hành lấy mẫu thủy ngân trong không khí xung quanh tại các vị trí: tại khu vực cháy của Công ty Rạng Đông; các vị trí cách vụ cháy 200 m, 500 m và tại Trường tiểu học Hạ Đình thì kết quả cho thấy:

– “Kết quả phân tích so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội (cột B -QCTĐHN 02:2014/BTNMT), cho thấy duy nhất thông số COD tại Hố ga trước cửa tổ phục vụ và chăm sóc khách hàng của Công ty Rạng Đông là 821mg/l (vượt 5,47 lần); còn lại tất cả các thông số, bao gồm cả thủy ngân tại 5 vị trí, đều nằm trong giới hạn cho phép.

Công ty Rạng Đông đã làm gì sau khi xảy ra sự cố?

– Kết quả phân tích so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh (QCVN 06:2009/BTNMT), cho thấy các thông số như vi khí hậu, chì (trung bình 24 giờ), kẽm đều nằm trong giới hạn cho phép; không phát hiện thấy thủy ngân (trung bình 24 giờ) trong không khí.

– Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng thủy ngân (trung bình 24 giờ) trong không khí dưới ngưỡng quy định tại QCVN 06:2009/BTNMT” (theo báo Thanh niên).

Đó thực sự là một thông tin hết sức đáng mừng. Tuy nhiên, để có những kết quả tích cực đó, bên cạnh sự vào cuộc của rất nhiều các cơ quan liên quan nhất là các cơ quan có nhiệm vụ ứng cứu đối với sự cố như Bộ Tư lệnh Thủ đô (TLTĐ) Hà Nội, các cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên & MT, Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thuộc Sở TN-MT Hà Nội thì ngay sau khi xảy ra sự cố, chính công ty Rạng Đông , nơi xảy ra sự cố một mặt đã báo cáo sự việc lên các cơ quan chuyên môn, chức năng, mặt khác trong phạm vi có thể đã áp dụng hàng loạt nhiều biện pháp cụ thể để hạn chế thủy ngân trong khu vực cháy bay hơi ra môi trường không khí xung quanh, khi có nhiệt độ cao.

Tiến hành thuê Công ty cổ phần môi trường công nghệ cao Hòa Bình tiến hành hút bùn và nước thải tại toàn bộ các hố ga xung quanh nhà máy.

Với những việc làm không thể cấp bách hơn, báo giới và nhiều cá nhân không biết nhưng Công ty này đã hạn chế tới mức thấp nhất những tác động xấu tới môi trường và sức khoẻ người dân. Đó cũng là lí do dù nhiều nhà chuyên môn, cơ quan chuyên môn đã quan ngại trước sự cố của công ty Rạng Đông nhưng tại thời điểm quan trắc và tiến hành các phân tích, chỉ số môi trường tại công ty này và xung quanh vẫn đảm bảo mức độ an toàn cho phép.

Sự việc vì thế đang cho thấy, đối với những sự cố dạng này, sự vào cuộc của các cơ quan liên quan thôi chưa đủ. Bản thân, nội tại chính cơ quan chủ quản nơi xảy ra thiệt hại cần có những đánh giá ban đầu và chủ động có các biện pháp trong phạm vi, điều kiện có thể, để tránh những tác hại xấu và hậu quả khác có thể xảy ra.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây