Trang chủ Loa Phường Toàn cảnh “lề trái” về kết quả thanh tra vụ Đồng Tâm...

Toàn cảnh “lề trái” về kết quả thanh tra vụ Đồng Tâm (1): Thanh tra Chính phủ khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng!

137
0

Trong tuần cuối cùng của tháng 08/2019, một bộ phận dư luận mạng đã tranh luận về kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn, thuộc xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội.

Cuộc tranh luận xoay quanh 3 vấn đề – là (1) ai có quyền sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn; (2) thái độ của các hộ dân đang bị đề nghị di dời; và (3) tư cách, trách nhiệm của nhóm Lê Đình Kình trong vụ việc.

Cuộc tranh luận chịu ảnh hưởng từ 5 tiếng nói – là (1) Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; (2) Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc; (3) nhóm Lê Đình Đình và luật sư của họ; (4) các nhóm chống đối lợi dụng vụ việc; (5) các blog ủng hộ Nhà nước.

Kỳ 1. Thanh tra Chính phủ khẳng định toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng!

Chiều 27/08/2019, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp báo công bố kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn.

Về vấn đề thứ nhất, là “ai có quyền sử dụng đất ở khu sân bay Miếu Môn”?

Thanh tra Chính phủ kết luận rằng toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng, đã được quân đội lập bản đồ để quản lý, ban đầu cắm 16 mốc giới, sau cắm dày thêm 41 mốc, tăng 28,7 ha so với diện tích ghi trong Quyết định số 113/TTg ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ. Diện tích tăng thêm này vốn thuộc phần 31,9 ha bị ảnh hưởng của thi công thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ, không sản xuất nông nghiệp được và nằm trong quy hoạch giai đoạn 2 xây dựng sân bay Miếu Môn, do Nông trường quốc doanh Lương Mỹ bàn giao cho Bộ Tư lệnh Công binh (sau khi trừ đường giao thông 2,5 ha và sai số do đo đạc 0,7 ha).

Tuy nhiên, các đơn vị quốc phòng và UBND xã Đồng Tâm đã buông lỏng quản lý khu đất sân bay Miếu Môn trong một thời gian dài – với việc các đơn vị quốc phòng ký hợp đồng canh tác đất tăng gia hàng năm với UBND xã Đồng Tâm để UBND xã giao cho các đội sử dụng vào mục đích nông nghiệp; chưa thực hiện di dời một số hộ dân đã ăn ở trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép. Đây là lý do dẫn đến các tranh cãi về quyền sử dụng đất hiện nay.

Những kết luận vừa nêu của Thanh tra Chính phủ được minh họa bằng bản đồ “Phạm vi quản lý đất sân bay Miếu Môn”, vẽ từ năm 1992, có chữ ký của chính quyền địa phương và đơn vị quốc phòng quản lý.

Về vấn đề thứ hai, là “thái độ của các hộ dân đang bị đề nghị di dời”

Thanh tra Chính phủ kết luận rằng trong 14 hộ đang sử dụng đất quốc phòng, chỉ có 5 hộ có giấy tờ được cấp bởi Ủy ban Hành chính Xã và HTX Nông nghiệp Đồng tâm, giấy tờ của các trường hợp khác không có căn cứ pháp luật. Cả 14 hộ đã đồng ý di dời theo phương án mới.

Về vấn đề thứ ba, là “tư cách, trách nhiệm của nhóm Lê Đình Kình trong vụ việc”

Thanh tra Chính phủ cho rằng ông Kình không có quyền và lợi ích liên quan đến khu đất, nên không có quyền khiếu nại Kết luận Thanh tra, chỉ có quyền phản ánh (theo Luật Tiếp Công dân) và quyền tố cáo (theo Luật Tố cáo). Trước đây, Thanh tra Hà Nội đã làm việc, có văn bản về đơn tố cáo của ông Kình, vì vậy Thanh tra Chính phủ không gặp ông Kình nữa là đúng. Ngoài ra, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ sẽ “tổ chức đối thoại với người dân Đồng Tâm để tạo sự đồng thuận” nếu cần thiết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Chung phát biểu rằng có 1 bộ phận cư dân xã Đồng Tâm đang lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để trục lợi từ tiền bồi thường, hỗ trợ cây hoa màu; bản thân ông Kình cũng trục lợi từ tiền huy động được ở xã.

Như vậy bản kết luận của Thanh tra Chính phủ rất rõ ràng sau quá trình thẩm tra thời gian dài, nội dung phù hợp với Kết luận Thanh tra của UBND Thành phố Hà Nội trước đó. Đây sẽ là cơ sở để chính quyền Hà Nội quyết tâm giải quyết “điểm nóng” Đồng Tâm và xử lý những cá nhân cố tình sai phạm, cố tình chống phá.

(Còn nữa)

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây