“Quá dã man, quá tàn bạo” là những gì mà người ta nhắc đi nhắc lại khi xem đoạn clip người anh cùng cha, khác mẹ chém chết cả nhà em trai của mình ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội làm cho 4 người trong một gia đình tử vong và một người thì đang điều trị tích cực tại bệnh viện 198. Được biết nguyên nhân dẫn đến vụ việc đau lòng trên trên là do tranh chấp đất đai của cha ông để lại. Xung quanh vụ việc có nhiều ý kiến trái chiều.
Hiện trường vụ án mạng thương tâm
Người anh trai kia có tên đầy đủ là Nguyễn Văn Đông – một người nhìn bề ngoài khá trầm tính, cũng không có vẻ gì là dân giang hồ nhưng bỗng nhiên trở thành một “sát thủ máu lạnh” chỉ vì đất đai, vật chất. Ngày xưa có Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nay có Văn Đông vừa đi vừa chém, gặp ai cũng chém, đến đứa trẻ mới hơn 1 tuổi cũng không tha.
Nhìn hỉnh ảnh Nguyễn Văn Đông “hả hê” kể về “chiến tích” của mình mà không hề có vẻ gì là lo sợ, hối hận khi mà đã giết chết cả nhà em trai mình mà người ta không khỏi ghê tởm, bởi đây không phải là hành vi của một con người. Nguyên nhân nghe đâu chỉ vì tranh giành 0,5m đất giáp ranh mà cha mẹ để lại và những mâu thuẫn về vật chất mà hậu quả thảm khốc đến vậy. Nhưng dẫu do gì, xưa nay, ngay cả ác thú cũng không ăn thịt giống loài lẽ nào tên ác nhân này bình thản giết cả anh em ruột rà, cả cháu gọi bằng bác bằng ông trong đó có cả cháu bé mới hơn 1 tuổi, lương thiện và hoàn toàn vô can? Tình anh em chẳng phải là “thủ túc” – như chân với tay trên một cơ thể người, vì sao có thể tự chặt tay chặt chân mình và không ghê rợn, không hề run tay?
Có nhiều ý kiến xung quanh vụ việc này, phần lớn họ phẫn nộ trước hành động tàn nhẫn của kẻ thù ác; một số thì hướng cái nhìn chỉ trích vào những người hàng xóm của nạn nhân, cho rằng vì sao họ không ngăn cản; còn một số người thì lại quay ra phỉ báng, nói xấu lực lượng công an.
Viettan.org đăng tải bài có liên quan
Trang viettan.org đăng tải bài viết có tiêu đề “Công an, anh ở đâu?” của tác giả Vũ Xuân Sơn khi nói rằng “kẻ thủ ác chém một lượt cả nhà người em ruột hắn, rồi xách dao về nhà hắn. Sau đó, khi người dân đưa các nạn nhân ra xe taxi đi cấp cứu, kẻ thủ ác lại quay lại, và chém những nạn nhân thêm một lần nữa… Vậy thì suốt trong thời gian đó, các anh công an ở đâu? Chúng tôi đóng thuế nuôi các anh để các anh làm gì?”
Những người xung quanh chứng kiến vụ việc đều nói răng sự việc diễn ra quá nhanh, hơn nữa kẻ thù ác quá hung hãn còn thách thức rằng “ai vào sẽ chém”, khiến cho nhiều người không dám vào cứu người. Đúng là đối tượng gây án đã về nhà nhưng hai nhà sát vách nên thời gian mà đối tượng quay lại chỉ trừng vài phút; đồng thời, địa điểm xảy ra vụ án là thôn Bồng Lai, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng cách xa trung tâm nên khi lực lượng công an xuống hiện trường thì không kịp, chỉ kịp bắt tên gian ác.
Có trách thì trách những người chứng kiến vụ việc trên, tại sao họ không dùng gậy gộc, đất đá,… để chống lại hành vi man rợn kia. Nhưng cũng khó bởi không ai có thể đảm bảo tính mạng cho họ, vì họ cũng đang còn mẹ già, con thơ.
Cũng khó mà trách được những anh công an bởi sự quá nhanh của vụ việc. Còn giả sử các anh công an chứng kiến vụ việc nhưng thờ ơ, đứng nhìn thì lúc đó mới đáng trách. Mà chúng ta cũng phải thừa nhận rằng lực lượng công an cũng không đủ quân để mà mọi ngóc ngách đều có mặt 24/24 được. Như vậy cũng cho thấy dư luận viên của Viettan.org chỉ viện cớ để nói xấu lực lượng công an.
Lúc này, người ta lại nói đến từ “giá như”, giá như lòng người không tham lam vật chất, tiền bạc, nhượng bộ và chịu thiệt thòi một chút, nhất là giữa những người trong một gia đình thì chắc sẽ không xảy ra vụ việc đau lòng thế này.
Đây cũng là bài học cho những người đang làm mọi cách để có được của cải, vật chất, thậm chí bất chấp tính mạng, bất chấp sự lên án, tố cáo của xã hội; chấp nhận mất gia đình, anh em, bạn bè để bản thân được hưởng vinh hoa, phú quý, trong đó có số dư luận viên đang từng ngày, từng giờ quay lưng với thành quả của cha ông, chống lại lợi ích của quốc gia, dân tộc. Nhưng cuối cùng thì nhận lấy sẽ là bản án của xã hội và cao nhất là bản án của lương tâm.
Nguồn: Người con Đất Mẹ