Trang chủ Luận bàn - Phản biện Linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong tiếp tục xúc phạm chủ tịch...

Linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong tiếp tục xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh

194
0

Dẫn về đường link bài viết “Xếp hàng cả km chờ viếng Lăng Bác ngày Quốc khánh 2/9” đăng trên Báo Mới nhưng vị Linh mục từng có thời gian dài mục vụ tại DCCT, Gx Thái Hà, Hà Nội vẫn không hiểu được tại sao dù tốn kém nhiều công của nhưng nhà nước, người dân VN chúng ta vẫn có nhu cầu bảo quản thi hài Bác Hồ trong 50 năm qua.

Linh cẩu Nguyễn Ngọc Nam Phong tiếp tục xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh

Và với não trạng u tối, dốt nát của mình, vị Linh mục này đã công khai đặt vấn đề như sau: “Ngày xưa, Khổng Tử chủ trương để tang lâu, bị phê phán nặng nề vì làm khánh kiệt gia đình.

Ngày nay, có một đám tang kéo dài vừa đúng 50 năm, vẫn không biết khi nào chôn. Mỗi ngày vẫn có hàng ngàn con dân xếp hàng vào viếng xác.

Chi phí mỗi năm 900 tỷ đồng.

Khi xác còn, thì con dân khổ. Có vậy thôi!”

Nếu ai đó đã từng theo dõi Linh mục này sẽ không quá bất ngờ về những dòng chữ mất nết của Linh mục này ở trên; nó cho thấy phần nào cái não trạng chống đối đến độ u tối, bằng mọi giá, bất chấp chân – đạo lý của vị chủ chăn này…

Ông ta không hiểu được rằng, ở đời có những thứ mà dù mất rất nhiều tiền nhưng vẫn phải bỏ ra để thực hiện.

Và cũng xin thưa luôn việc xây dựng Lăng, bảo quản thi hài Bác Hồ cho đến nay không đơn thuần là ý chí của nhà nước mà đó còn là nguyện vọng của quốc dân đồng bào – những người yêu mến và mong muốn nhiều thế hệ sau biết tới Bác, được chiêm bái dung nhan của Người. Cho nên, nhà nước chỉ dừng khi mà quốc dân đồng bào yêu cầu và có đề xuất chung. Ngoài ra không có bất cứ tiền lệ nào khác…

Việc tiếp tục bảo quản thi hài đến tận 50 năm và nhiều năm sau đó cũng chứng tỏ một thực tế mà nhiều vĩ, danh nhân khác không có được, đó là bất chấp thời gian, sự yêu mến Bác của người dân Việt Nam vẫn không hề thay đổi, vẫn vẹn nguyên. Đó cũng là lí do có đến hàng chục triệu người VN viếng Bác hàng năm; nhiều du khách quốc tế khi đến Vn cũng cố gắng vào Lăng viếng Bác bằng được. Do đó ở góc nhìn này, phải chăng vị Linh mục DCCT này đang ghen tỵ với Bác về sự yêu mến của con dân dành cho Người…

Tôn giáo nói chung, đạo Công giáo có một đặc trưng là tính quần tụ, quy tụ tín đồ bên cạnh chức sắc. Đó cũng là niềm tự hào và cũng là động lực cho mọi tôn giáo phát triển. Tuy nhiên, thực tế là nó chỉ hữu hạn và trong một nhóm người nhất định. Và nó xảy ra ở không riêng gì Linh mục mà còn ở những phẩm tước cao hơn. Và cho đến này, dù tại Vn tồn tại khá đông các tôn giáo nhưng có lẽ chưa tôn giáo nào đạt đến niềm yêu kính như cái cách mà đại đa số người Việt Nam ta dành cho Bác Hồ…

Mấy hôm trước xung quanh vụ thảm sát tại huyện Đan Phượng, Tp Hà Nội, một vị Pgs Ngữ Văn có tên là Đỗ Ngọc Thống đã đưa ra một góc nhìn có tính giải mã sự việc theo hướng cho rằng: “vụ chém nhau ở đan phượng nguyên nhân do chúng ta là nước cộng sản vô thần”: “Hôm nay 1-09-2019 tại Đan Phượng (Hà Nội) trong một gia đình, chỉ vì mấy mét đất mà anh vác dao chém em ruột tử vong và chém luôn 3-4 người đến can ngăn, thêm 1 người đã chết, 2-3 người trọng thương. Những chuyện chém giết thê thảm ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nhà văn Trần Thanh Cảnh bức xúc:“làm ơn giải thích giùm tôi tại sao người ta ác thế?” (Canh Tranthanh)

Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân chính làm cho cái ác lấn lướt cái thiện, triệt tiêu cái thiện là CNXH chủ trương “vô thần”, khuyến khích “vô thần”, từ đấy hình thành một tâm lý “vô úy”, không sợ gì hết. Trong xã hội “hữu thần”, mọi người đều tâm niệm: làm gì cũng có thần linh chứng giám, soi xét; làm gì cũng phải đắn đo “có trời biết, đất biết” nên luôn ám ảnh, nghĩ suy về một thế giới bên kia và luôn hành động hướng thiện, tích thiện… Có thể nói từ sau cách mạng T8 đến nay, chúng ta đã chuyển từ chỗ không sợ kẻ thù (đúng) đến không sợ gì cả (sai trầm trọng). Vì không sợ gì cả nên chém giết người như ngóe, làm điều ác như không”.

Nhưng với sự ấu trĩ của mình cả ông PGS kia và Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong không hiểu được rằng, chế độ chính trị VN và những giá trị nhân văn của nó, hình tượng lãnh tụ đã đạt đến độ của một tôn giáo thực thụ, nhất là ở khía cạnh niềm tin và các hệ giá trị. Chủ nghĩa “Vô thần” đã không còn nguyên nghĩa, nó đã có sự tích hợp giữa yếu tố khoa học, đạo đức…

Với những điều nói ra, một lần nữa linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong làm méo mó hình ảnh công giáo trong mắt xã hội; ông cũng ít nhiều cho thấy không phải vô cớ Tỉnh dòng DCCT lại có quyết định thuyên chuyển ông như vừa qua. Nếu không cẩn thận rất có thể tới đây Tỉnh DCCT sẽ có những động thái mạnh tay hơn bởi đến Giáo hội còn không chấp nhận được những kẻ vô lối, nói năng tuỳ thích chứ chưa nói đến nhà nước, xã hội.

Nguồn: Mõ làng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây