Trang chủ Luận bàn - Phản biện Vụ thảm sát tại Đan Phượng (Hà Nội): Xuất hiện những kẻ...

Vụ thảm sát tại Đan Phượng (Hà Nội): Xuất hiện những kẻ mượn gió bẻ măng?

175
0

Blogger Việt Nam mới không có ý định viết bài này, bởi liên quan vụ thảm sát tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Tp Hà Nội mọi thứ đã quá rõ ràng. Từ nguyên nhân cái chết của 4 nạn nhân, thủ phạm và cả những góc khuất trong sự việc đã sớm được lực lượng chức năng làm rõ. Vụ việc cũng là lời báo động cho tội ác man rợ, phi nhân tính và cũng là bài học cho bất cứ ai trong chúng ta về cách ứng xử với những vấn đề tưởng chừng hết sức bình thường trong cuộc sống… 

Sự việc xảy ra tại Việt Nam nhưng nếu nhìn rộng ra và khách quan hơn thì nó cũng đã xảy ra tại nhiều nước, trong nhiều chế độ chính trị – xã hội khác nhau; không bất phân đó là chế độ tư bản hay XHCN như Việt Nam chúng ta. Ở đây nó đơn thuần là những tác động xấu từ chính cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến tâm tính của con người khiến có những hành động bột phát và dã man đến như thế. 

Tư bản chủ nghĩa, CNXH dù có khác nhau đôi phần về bản chất, về định hướng giá trị nhưng cả 2 chế độ hoàn toàn không cổ suý cho những hành vi man rợ đó; và cũng hoàn toàn không tạo ra những điều kiện như thế cho xã hội để xảy ra những chuyện như đã qua… 

Vụ thảm sát tại Đan Phượng (Hà Nội): Xuất hiện những kẻ mượn gió bẻ măng?

PGS Đỗ Ngọc Thống, người đưa ra phát ngôn khiến dư luận phản đối kịch liệt – Nguồn: FB.

Vậy mà, dưới góc nhìn của mình và lợi dụng sự chú ý đặc biệt của dư luận, một PGS ngành Ngữ văn đàng hoàng và là Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông môn ngữ văn mới Đỗ Ngọc Thống lại thốt ra những lời đổ lỗi, trách cứ cho chế độ chính trị trong mối tương quan với vụ thảm sát khi viết: “vụ chém nhau ở đan phượng nguyên nhân do chúng ta là nước cộng sản vô thần”. 

Vụ thảm sát tại Đan Phượng (Hà Nội): Xuất hiện những kẻ mượn gió bẻ măng?

Vụ thảm sát tại Đan Phượng (Hà Nội): Xuất hiện những kẻ mượn gió bẻ măng?

Và ông này cũng mặt dày đến nỗi, khi đã bị dư luận phản ứng, ông ta không xoá đi mà chỉ thay đổi ít câu chữ trong đó thành “do CNXH chủ trương vô thần” như để khẳng định mình không sai mà chẳng qua diễn đạt chưa đúng… 

Ông này đã lí giải mối tương quan giữa vô thần và sự việc thảm sát như sau: “Hôm nay 1-09-2019 tại Đan Phượng (Hà Nội) trong một gia đình, chỉ vì mấy mét đất mà anh vác dao chém em ruột tử vong và chém luôn 3-4 người đến can ngăn, thêm 1 người đã chết, 2-3 người trọng thương. Những chuyện chém giết thê thảm ngày càng xảy ra thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nhà văn Trần Thanh Cảnh bức xúc:“làm ơn giải thích giùm tôi tại sao người ta ác thế?” (Canh Tranthanh)

Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân chính làm cho cái ác lấn lướt cái thiện, triệt tiêu cái thiện là CNXH chủ trương “vô thần”, khuyến khích “vô thần”, từ đấy hình thành một tâm lý “vô úy”, không sợ gì hết. Trong xã hội “hữu thần”, mọi người đều tâm niệm: làm gì cũng có thần linh chứng giám, soi xét; làm gì cũng phải đắn đo “có trời biết, đất biết” nên luôn ám ảnh, nghĩ suy về một thế giới bên kia và luôn hành động hướng thiện, tích thiện… Có thể nói từ sau cách mạng T8 đến nay, chúng ta đã chuyển từ chỗ không sợ kẻ thù (đúng) đến không sợ gì cả (sai trầm trọng). Vì không sợ gì cả nên chém giết người như ngóe, làm điều ác như không”.

Dư luận tiến bộ và những người đang theo dõi sự việc sẽ không hề trách cứ, thậm chí sẽ xem đó là chuyện bình thường nếu ông Thống là người bình thường, hoặc nếu có thêm thì ông còn là một tín đồ của một tôn giáo nào đó; bởi khi đó sự việc nhuốm màu trần tục và mọi lí lẽ “KHOA HỌC” đã không có chỗ trú chân… Nhưng đằng này ông Thống là PGS mà lại là ngành Ngữ văn, yếu tố khoa học cộng thêm tinh thần nhân văn, nhân bản của Văn học đủ khiến cho ông có đủ lí lẽ, nhân văn để nhìn nhận và đánh giá sự việc và không đến nỗi hồ đồ đưa ra những đánh giá, nhận xét như đã thấy… 

Đồng ý, chủ nghĩa vô thần thuần tuý sẽ đẩy con người tới những thái cực như đã nói, rằng họ sẽ không sợ bất cứ điều gì, làm gì tuỳ thích và không nghĩ đến tương lai, hậu thế. Song cái bản chất Vô thần trong Chủ nghĩa Xã hội mà Việt Nam chúng ta cùng nhiều quốc gia khác đang vận dụng trong xây dựng xã hội không hoàn toàn như thế. 

Nó có sự tích hợp giữa yếu tố khoa học, đạo đức và đương nhiên còn có cả những chân lý mà nhiều tôn giáo vẫn sử dụng, vẫn rao giảng cho tín hữu của mình… Cái vô thần trong chế độ chính trị vì thế nó không còn nguyên nghĩa… vì thế nó không đi tới hình thành một tâm lý “vô úy”, không sợ gì hết” như ông PGS này nói ra. 

Sự việc và bản chất bài viết của ông này càng lộ ra, khi sau những dòng nói trên, ông đã tiến tới công kha chê bai, đả kích lãnh đạo đất nước, dù ông đã cố gắng che lấp dưới những ngôn từ của chính mình. Ông này viết: “Cũng do “vô thần” nên dẫn đến không trung thực, chuyên nói dối, dối người và dối cả mình. Vì có nói dối mấy cũng không sợ, không có gì phải xấu hổ cả. Vợ con các ông khổng lồ kéo nhau đi chùa, lễ to lễ nhỏ, lầm rầm khấn vái, nhưng về nhà tham sân si đâu lại vào đấy. Tình trạng nghĩ một đường nói một nẻo, nói thì hay, làm thì ngược lại… là phổ biến, ngay cả ở những người có chức vụ cao nhất. Ai cũng nói cần chống tham nhũng nhưng ai mà tin được những người đề xuất và kêu gọi ấy. Không cần bằng chứng cũng có thể kết luận được. Vì sống trong cơ chế xã hội này những người có chức có quyền không tư lợi, không tham nhũng khó lắm. Có muốn giữ mình cũng khó; không làm thế không tồn tại ở vị trí ấy được.”

Vậy hoá ra, sau tất cả, điều mà ông PGS này hướng đến là tấn công tới các nhà lãnh đạo đất nước hiện tại và xin thưa đây mới là mục tiêu chính trong cái bài viết có tính mượn gió bẻ măng của ông này. 

Điều đáng nói hơn ở đây là những điều viết ra sau (lên án chế độ đó) xét về tính logic và liên quan thì không khớp với những điều viết ra trước đó. Hay nói cách khác, giữa chuyện vô thần và những câu chuyện sau đó vốn dĩ đã không có mối tương quan, kiểu râu ông nọ chắp cằm bà kia… Nhưng ông PGS này vẫn bất chấp để gán ghép và cố công đổ lỗi cho những chuyện động trời như vừa qua xuất phát từ thượng tầng mà chủ thể trong những câu chuyện như thế đều vô can hoặc chỉ là chịu tác động mà thôi… 

Mọi xã hội đều diện tiến theo những thứ quy luật nhất định; cái này là hệ quả của những điều kia và những điều kia có sự tác động nhất định tới hệ quả… Nhưng để giải mã những điều ấy, hiện tượng ấy trong xã hội, thay vì chúng ta cứ mải miết, đề cao nó xem xét nó ở tận khía cạnh đâu đâu thì chúng ta nên bình tâm lại; Thay vì đổ lỗi, cấu véo chế độ, nhà nước khi xảy ra những hiện tượng xã hội tiêu cực, xu hướng xấu thì chúng ta nên xem lại mình. Gia đình là tế bào của xã hội, yếu tố gia đình và đạo đức gia đình mới là nền tảng, là những chân lý điều chỉnh hành vi; những chính sách của chế độ, nhà nước suy cho cùng chỉ là những định hướng, là những hệ, nhóm giá trị chung chứ không ảnh hưởng trực tiếp tới bất cứ ai… 

Cái thói gặp điều gì không hay cứ đổ lỗi cho nhà nước chỉ là suy nghĩ của những kẻ thảo khấu, chán ghét chế độ mà thôi… 

An Chiến

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây