Trang chủ Loa Phường Các nhà “dân chửi” ở Việt Nam cần học gì từ Hong...

Các nhà “dân chửi” ở Việt Nam cần học gì từ Hong Kong?

149
0

Tuần vừa qua, biểu tình ở Hong Kong tiếp tục trở thành một tâm điểm chú ý của dư luận phi chính thống Việt Nam, chủ yếu thông qua 3 diễn biến chính:

Thứ nhất, sau một tuần mất uy tín vì các biểu hiện bạo lực, phong trào biểu tình đã phục hồi hình ảnh bằng một số hoạt động ôn hòa. Chẳng hạn, cuộc biểu tình ôn hòa dưới trời mưa hôm 18/08 đã quy tụ được một lượng lớn người (1,7 triệu theo lời người biểu tình, và 128.000 theo lời cảnh sát). Tiếp đó, ngày 23/08/2019, khoàng 135.000 người biểu tình đã nắm tay nhau để tạo thành một hàng rào người dài 32 km ngăn giữa Trung Quốc và Hong Kong; lấy ý tưởng từ hàng rào người dài 675,5 km từng ngăn 3 nước Baltic đòi độc lập khỏi Liên Xô vào ngày 23/08/1989. Ngoài ra, liên đoàn sinh viên của 10 trường đại học Hong Kong cũng tổ chức bãi khóa từ ngày 02/09.

Thứ hai, người biểu tình ủng hộ Trung Quốc đã tấn công người biểu tình ủng hộ Hong Kong tại nhiều địa điểm trên thế giới.

Thứ ba, người biểu tình tiếp tục kêu gọi tẩy chay các diễn viên ủng hộ Trung Quốc như Thành Long, Lưu Diệc Phi…

Trước các diễn biến trên,  giới zân chủ đã tiếp tục tìm cách đưa không khí “cách mạng đường phố” ở Hong Kong đến Việt Nam, bằng cách tuyên truyền theo 3 hướng:

Trong hướng tuyên truyền thứ nhất, họ tiếp tục ca ngợi sự đông đúc, can đảm, ôn hòa, sáng tạo… của người biểu tình Hong Kong; đồng thời chê người dân Việt Nam không có những phẩm chất này cùng ý thức dân chủ, nhân quyền. Họ cũng kêu gọi tẩy chay Thành Long và Lưu Diệc Phi, để hòa vào phong trào chung của Hong Kong.

Trong hướng tuyên truyền thứ hai, Tina Hà Giang (BBC tiếng Việt) ca ngợi và gợi ý học tập mô hình “biểu tình tản quyền” của Hong Kong.

Theo đó, về mặt tổ chức, phong trào biểu tình không được dẫn dắt bởi một nhóm lãnh tụ duy nhất, mà được tạo thành bởi hàng trăm nhóm nhỏ khác nhau. Một số nhóm trong đó có nhiều tầng lãnh đạo, và các lãnh đạo che giấu danh tính. Một số nhóm khác không có lãnh đạo, mà sinh hoạt dưới dạng diễn đàn trên Internet, trong đó các thành viên tự bỏ phiếu để bầu chọn lịch trình, cách thức biểu tình.

Về mặt lĩnh vực, một số nhóm hoạt động dưới dạng “phòng truyền thông” (press room). Khoảng 100 nhân viên của phòng sẽ liên lạc với các nhóm hoạt động khác nhau, để lên danh sách tất cả các cuộc biểu tình sẽ diễn ra trong tháng, rồi gửi danh sách cho độc giả và báo chí. Nếu báo chí nước ngoài cần phỏng vấn người biểu tình hoặc nhà hoạt động trong phong trào, họ có thể gửi những yêu cầu cụ thể đến nhóm nhân viên này, để được giúp tìm người trả lời phù hợp.

Trong hướng tuyên truyền thứ ba, giới chống đối đã mở một chiến dịch công kích những cây bút trung lập tỏ ra không có thiện cảm với người biểu tình Hong Kong. Trung tâm của chiến dịch này là vụ Trịnh Hữu Long (Tổng Biên tập Luật khoa Tạp chí) công kích Vũ Khắc Ngọc (giáo viên từng đưa vụ sửa điểm ở Hà Giang lên báo chí).

Sau khi xem xét vấn đề, chúng tôi xin đưa ra 2 ý kiến.

Thứ nhất, việc các cuộc biểu tình ở Hong Kong trở lại khuynh hướng ôn hòa là một điều đáng mừng cho tất cả các bên liên quan. Cả Trung Quốc (bên muốn giữ sự ổn định của xã hội) lẫn Hong Kong (bên muốn giữ một mô hình chính trị dựa trên thỏa hiệp) đều bị thiệt hại về lâu dài nếu khuynh hướng bạo động lên ngôi, làm xã hội Hong Kong tan vỡ và tích tụ thù hận. Tuy nhiên, các báo “lề trái” ở Việt Nam cần thừa nhận một thực tế, rằng bạo động vẫn đang tái diễn ở Hong Kong:

Các nhà “dân chửi” ở Việt Nam cần học gì từ Hong Kong?

Yếu tố bạo lực, và việc hai bên tranh chấp đều không muốn thỏa hiệp, khiến tương lai của Hong Kong vẫn còn đang rất bấp bênh. Trong bối cảnh này, kêu gọi giới “dân chửi” Việt Nam biểu tình hùa theo Hong Kong là vô trách nhiệm, nhất là khi họ đã gây ra nhiều vụ bạo động trong những năm gần đây, và khuynh hướng bạo động được họ chấp nhận một cách phổ biến:

Các nhà “dân chửi” ở Việt Nam cần học gì từ Hong Kong?

Các nhà “dân chửi” ở Việt Nam cần học gì từ Hong Kong?

Thứ hai, qua bài viết của Tina Hà Giang, có thể thấy dân Hong Kong đã quen với tập quán dân chủ đa đảng, và các tổ chức của người biểu tình cũng sinh hoạt theo lối dân chủ. Khác với người biểu tình Hong Kong, đa số các nhóm “dân chửi” ở Việt Nam là những hội kín phi dân chủ, thiếu minh bạch, tôn sùng những lãnh tụ độc tài như Phạm Đoan Trang và Phạm Chí Dũng. Vì vậy, nếu giới “dân chửi” Việt Nam muốn học hỏi người biểu tình Hong Kong, có lẽ họ nên học lối sống dân chủ trong nội bộ và trên Internet trước khi học cách biểu tình dưới lòng đường. Nếu không, họ sẽ chỉ là những hội đoàn mạo xưng “dân chủ”, và chỉ biến biểu tình thành công cụ để phá hoại thay vì xây dựng.

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây