Trang chủ Cánh cò Lãnh đạo cấp cao CNQP Nga: Nếu Việt Nam mua Su-35 và...

Lãnh đạo cấp cao CNQP Nga: Nếu Việt Nam mua Su-35 và S-400, sẽ không có gì phải lo lắng

168
0

Mặc dù rất bận tiếp nhiều đoàn khách tham dự MAKS 2019 nhưng ông Viktor Kladov – Lãnh đạo cấp cao của Rostec vẫn dành thời gian chia sẻ về hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nga.PV: Ông vui lòng cho biết kết quả cụ thể chuyến thăm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tới Triển lãm MAKS 2019 với Tổng thống Nga Putin, hai nước đã có thêm thỏa thuận mua bán vũ khí nào hay chưa?

Lãnh đạo cấp cao CNQP Nga: Nếu Việt Nam mua Su-35 và S-400, sẽ không có gì phải lo lắng
Tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga.

Ông Viktor Kladov – Giám đốc Quan hệ quốc tế và chính sách khu vực của Tập đoàn Rostec: Nếu là về kết quả cụ thể hay nói đúng hơn là hợp đồng vũ khí cụ thể nào đó đã được hai tổng thống nhất trí thì vẫn chưa thể nói được gì ngay lúc này.

Tuy nhiên, hai ông Putin và Erdogan đã thảo luận về việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể mua tiêm kích Su-35 của Nga và thậm chí là cả tiêm kích tàng hình Su-57.

PV: Có thông tin Nga gặp khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng cung cấp tên lửa S-400 cho Ấn Độ và tiêm kích Su-35 cho Indonesia, ông vui lòng cho biết Nga có tiếp tục thực hiện các thỏa thuận này hay không?

Ông Viktor Kladov: Chắc chắn Nga sẽ không hủy các thỏa thuận này mà sẽ tiếp tục thực hiện cung cấp S-400 cho Ấn Độ và Su-35 cho Indonesia. Vấn đề hiện nay đang nằm ở phía Ấn Độ và Indonesia chứ không phải là Nga. Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng theo thỏa thuận đã ký.

Riêng với Ấn Độ, Nga luôn sẵn sàng tích cực tham gia vào chương trình “Make in India” do Thủ tướng Modi khởi xướng. Chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ để Ấn Độ nội địa hóa nhiều sản phẩm quốc phòng quan trọng.

Lãnh đạo cấp cao CNQP Nga: Nếu Việt Nam mua Su-35 và S-400, sẽ không có gì phải lo lắng
Ông Viktor Kladov – Giám đốc Quan hệ quốc tế và chính sách khu vực của Tập đoàn Rostec

Ví dụ như chúng tôi đã ký các hợp đồng với 5 công ty của Ấn Độ nhằm cung cấp các sản phẩm là linh kiện, khối linh kiện của trực thăng Ka-226. Mọi thứ đã sẵn sàng để triển khai sản xuất dòng trực thăng hạng nhẹ đa dụng này ở Ấn Độ, tuy nhiên chính phủ Ấn Độ vẫn chần chừ, chưa đưa ra quyết định cuối cùng.

PV: Việt Nam hiện nay được cho là đang có nhu cầu về mua sắm vũ khí từ Nga, vậy có khó khăn gì trong khâu thanh toán hay không? Nếu Việt Nam mua tiêm kích Su-35 và tên lửa S-400 thì có phải đối mặt với các vấn đề tương tự như Ấn Độ và Indonesia hay không?

Lãnh đạo cấp cao CNQP Nga: Nếu Việt Nam mua Su-35 và S-400, sẽ không có gì phải lo lắng
Tiêm kích Su-35

Ông Viktor Kladov: Hoàn toàn không có bất cứ trở ngại nào giữa Nga và Việt Nam cả. Bởi lẽ, Việt Nam là một trong những hình mẫu tuyệt vời trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga với các khách hàng quốc tế. Giữa hai nước đã có mối hợp tác quốc phòng hết sức sâu sắc và tốt đẹp từ nhiều năm nay và đang ngày càng tốt hơn. Việt Nam là một bạn hàng đặc biệt mà Tập đoàn Rostec chúng tôi luôn dành nhiều sự hỗ trợ thiết thực, không chỉ trong lĩnh vực quốc phòng mà còn trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật khác nữa.

Việt Nam hoàn toàn có thể mua tiêm kích Su-35 và tên lửa S-400 của chúng tôi mà không phải lo lắng gì cả.

Rostec là Tập đoàn công nghệ, công nghiệp quốc phòng số 1 của Nga và hiện đang có quan hệ rất tốt với Việt Nam.
Hồi tháng 4 năm nay Trung tâm dịch vụ tổng hợp sửa chữa động cơ trực thăng được thiết lập bởi UEC-Klimov (chi nhánh của Công ty Chế tạo động cơ Liên hợp thuộc Tập đoàn Nhà nước Rostec, Nga) đã chính thức đi vào hoạt động ở thành phố Vũng Tàu.
“Chúng tôi có kế hoạch mở rộng một cách tích cực về địa bàn hợp tác và bắt đầu cung cấp dịch vụ sửa chữa và hỗ trợ đối với động cơ trực thăng ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar, Lào, Australia, Bangladesh và Sri Lanka.
Các đối tác ở trong khu vực rất hài lòng về hướng đi cũng như chất lượng các dịch vụ được cung cấp bởi Rostec, bao gồm hỗ trợ sau bán hàng đối với toàn bộ vòng đời của các sản phẩm do chúng tôi chế tạo”, ông Viktor Kladov – Giám đốc Hợp tác quốc tế và Chính sách khu vực của Tập đoàn Rostec cho biết.

Bình Nguyên/Soha News

Nguồn: Cánh Cò

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây