Trang chủ Từ Facebook Hoàng Sa, Trường Sa & góc nhìn khách quan của thế giới

Hoàng Sa, Trường Sa & góc nhìn khách quan của thế giới

209
0

Bằng chứng khách quan

Lịch sử thế giới cho thấy, các nhà thám hiểm phương Tây đã rất am hiểu về biển, cũng như am hiểu buôn bán. Theo Tạp chí Phương Đông, bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây nhằm phục vụ nhu cầu đi lại buôn bán và tìm kiếm thuộc địa nên tính khách quan rất cao. “Giai đoạn cuối thế kỷ thứ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX là thời gian chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh và khoa học kỹ thuật của phương Tây, kể cả khoa học về hàng hải và địa lý, kỹ thuật về bản đồ đều có bước tiến khá cao. Chính trong thời gian này phương Tây đã tạo ra các sản phẩm mà ngày nay chúng ta có thể thu nạp để làm vững chắc thêm lập luận của chúng ta về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Đáng chú ý nhất trong số này là bộ Atlas thế giới Brussels 1827 với 4 tấm bản đồ thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bên cạnh đó là Bản đồ chính xác của Công ty Đông Ấn xuất bản tại Anh năm 1805, Bản đồ Đông Dương (1808, Anh), Bản đồ Địa lý, Niên biểu Lịch sử và Gia phả Lavoisme (1820, Mỹ) hay bản đồ về Đông Dương được Tạp chí Scottish Geographical Magazine xuất bản năm 1886.

Phương Tây công nhận chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam

Ngược dòng lịch sử, năm 1650, giáo sĩ Alexandre de Rhodes, một người rất am hiểu Việt Nam truyền giáo cả ở Đàng Ngoài và Đàng Trong và là một trong những người sáng tạo bộ chữ Quốc ngữ, xuất bản tại Ý cuốn sách Renu Annem, trong đó có bản đồ Vương quốc An Nam. Bản đồ này, còn được gọi là bản đồ Đắc Lộ 1650, cơ bản dựa vào Hồng Đức Bản đồ nhưng được cập nhật nhiều chi tiết hơn và rất có giá trị để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong đó, giáo sĩ de Rhodes dùng chữ Quốc ngữ để ghi các địa danh trên bản đồ và vẽ quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa gần vĩ tuyến 16 là rất chính xác.

Thời vua Minh Mạng, giám mục người Pháp Jean-Louis Taberd (1794 -1840) thuộc Hội Thừa sai Paris xuất bản một cuốn tự điển Latin – An Nam tại Ấn Độ, trong đó có tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ. Bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa ở phía trên vĩ tuyến 16 và chú thích Hoàng Sa là “Paracel hay Cát Vàng”. Một linh mục Việt Nam từng cộng tác với ông Taberd đã mang tự điển và bản đồ về nước. An Nam đại quốc họa đồ được vẽ một cách khoa học và chính xác nên năm 1862 được tái bản tại Paris để cung cấp thông tin cho quan chức Pháp tại Đông Dương.

Cựu viên chức ngoại giao Mỹ Harold E.Meinhei, một chuyên gia về châu Á, đánh giá rất cao bản đồ này về mặt chứng cứ hậu thuẫn cho Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Mặt khác, vào thế kỷ XVI, các nước phương Tây đua nhau thám hiểm các vùng biển xa để tìm kiếm hương liệu, thị trường và chiếm thuộc địa, trong đó có Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Anh.

Từ thế kỷ thứ XVI, người Bồ Đào Nha đã khám phá quần đảo nằm ngoài khơi phía đông của Đàng Trong và đặt tên những đảo này là “Parcel” (nghĩa là đá ngầm) rồi sau thành “Pracel”. Bản đồ của nhà thám hiểm và bản đồ học Diogo Ribeiro vẽ trong nửa đầu thế kỷ XVI ghi rõ “Pracel” là của Việt Nam.
Do nhu cầu đi lại rất nhiều từ thế kỷ XV – XVII, người Bồ Đào Nha và Hà Lan vẽ hàng ngàn bản đồ về vùng biển Đông Nam Á, tất cả đều ghi Pracel là của Việt Nam.

Tương tự, nhiều bản đồ khác gọi Hoàng Sa bằng tên tiếng Hà Lan là “Paracels” hoặc gọi chung Hoàng Sa – Trường Sa bằng tên “Paracel” và các nhà hàng hải, địa lý luôn đề cập Paracels/Paracel thuộc hải phận Vương quốc Đàng Trong.
Trong số này có Bản đồ Đông Dương (Carte de La Penisula Indochinoise) do nhà địa lý Hà Lan Frere Van Langren vẽ và được Công ty Đông Ấn Hà Lan phát hành năm 1595.
Bên cạnh đó, còn nhiều bản đồ khác được ấn hành trong khoảng 1630 – 1650 như Bản đồ Merian (1650) vẽ 2 quần đảo của Việt Nam riêng biệt: Hoàng Sa ngoài khơi Đà Nẵng, còn Trường Sa ngoài khơi Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay.

Đến cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà địa lý Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Mỹ soạn thảo và ấn hành bản đồ vùng Đông Nam Á. Tất cả đều ghi quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt thời kỳ này, các nhà hàng hải, nhà nghiên cứu địa lý đã phân biệt rõ ràng Hoàng Sa và Trường Sa. Cụ thể, bản đồ Partie de la Cochinchine của Philippe Vandermaelen xuất bản tại Brussels vào năm 1827 vẽ Hoàng Sa với tọa độ khá chính xác (16 – 17 độ vĩ bắc, 109 – 111 độ kinh đông). Nhà địa lý người Bỉ này cũng ghi khá rõ các điểm quan trọng trên bờ biển Vương quốc Đàng Trong và khẳng định Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

Xâm phạm vùng biển Việt Nam: Trung Quốc đang là mối hiểm họa đe dọa đến an ninh, hòa bình khu vực

Các chuyên gia trong nước, quốc tế chỉ ra ý đồ nguy hiểm lẫn hậu quả khó lường từ việc tàu Trung Quốc tái diễn xâm phạm vùng biển Việt Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: “Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 và một số tàu hộ tống của Trung Quốc đã trở lại hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam” và nhấn mạnh đây là vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, được xác định theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và hiện lực lượng chức năng tiếp tục triển khai các biện pháp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán theo đúng pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Sự khẳng định liên tục này hết sức quan trọng trong việc làm thất bại ý đồ nguy hiểm đằng sau hành động ngang ngược, phi pháp của Trung Quốc.

Chính nghĩa thuộc về Việt Nam !

Vũ Công Nghệ

Hoàng Sa, Trường Sa & góc nhìn khách quan của thế giới

Nguồn: Fanpage Cờ Đỏ Tp. Hồ Chí Minh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây