Trang chủ Luận bàn - Phản biện Báo Bảo vệ Pháp luật: Con dao hai lưỡi

Báo Bảo vệ Pháp luật: Con dao hai lưỡi

163
0

Báo bảo vệ pháp luật với tư cách là cơ quan ngôn luận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Báo Bảo vệ pháp luật thực hiện chức năng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền về hoạt động tư pháp. Thế nhưng, sau sự việc liên quan đến vụ bé gái 6 tuổi tại Nghệ An, bản chất con dao hai lưỡi của Báo bảo vệ Pháp luật dường như đã lộ rõ.

Nhiều người hoài nghi rằng liệu mục đích, hiệu quả hoạt động của tờ báo Bảo vệ pháp luật đã được định hướng hay không hay đó chỉ là cánh tay nối dài của đám người chống phá. Một “con sâu” đã phá hủy tất cả những gì bấy lâu mà bao nhiêu thế hệ nhà báo đã gây dựng.

Báo Bảo vệ Pháp luật: Con dao hai lưỡi

Liên quan đến vụ việc cháu bé 6 tuổi tại Nghệ An bị nghi xâm hại tình dục. Từ khi vụ việc mới phát hiện chưa được lâu, thay vì để cơ quan Công an tập trung điều tra, Báo Bảo vệ pháp luật đã đăng tải nhiều bài viết mang tính quy chụp, phiến diện. Với nội dung đăng tải khai thác đủ mọi góc cạnh để thu hút dư luận, thậm chí chỉ trích cả các lực lượng chức năng, đặc biệt là lực lượng Công an Nghệ An. Với các bài viết như: “Vụ bé gái 6 tuổi nghi bị xâm hại: Tôi có tiền án nhưng con tôi cần được bảo vệ”; “Vụ bé gái 6 tuổi tố bị bị xâm hại tình dục: Lời kể đau đớn của người bố trẻ”; “Vụ bé gái 6 tuổi nghi bị xâm hại tình dục: Có khởi tố vụ án hình sự”… Tất cả chỉ có mục đích là kết án Trần Thị T.A là thủ phạm, là người thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Mới đọc để hiểu rằng một sự việc qua tay các nhà báo để biến thành một vấn đề công kích chế độ, làm đen tối thêm các góc nhìn của xã hội

Vậy là chỉ từ một lá đơn tố cáo chưa rõ ràng, tờ báo này đã vội vàng đưa ra những ám chỉ mang tính kết luật về hành vi của một con người. Thậm chí, ngay khi cơ quan CSĐT Công an TP Vinh có kết luận về việc bé gái không bị xâm hại, tờ báo này “cố đấm ăn xôi”, đẩy dư luận và bạn đọc hoài nghi theo một hướng khác với tiêu đề ám chỉ nhiều điều: “Màng trinh không bị rách không phải là yếu tố duy nhất định tội xâm hại tình dục”… Đọc những bài viết này, thực sự, dư luận đều nghĩ A. chính là thủ phạm của vụ việc trên. Trong lúc xã hội đang lên án mạnh mẽ hành vi xâm hại tình dục trẻ em thì những bài viết phiến diện của Báo Bảo vệ Pháp luật càng được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng mạng.

Thêm một chi tiết nữa càng làm rõ việc thiếu tôn trọng công dân, cơ quan tổ chức của Báo Bảo vệ pháp luật: Sau khi có kết luận bước đầu của Cơ quan CSĐT Công an TP Vinh, trong phiên làm việc với Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh đã thông tin, trao đổi vụ việc. Mục đích cao nhất là để Đoàn công tác và thông qua đó, để người dân hiểu rõ bản chất vụ việc. Với tính cách quyết liệt và mạnh mẽ, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu thẳng thẳng nêu vấn đề, rằng, có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng vụ việc để làm phức tạp tình hình; trong đó có Báo Bảo vệ pháp luật đã đăng tải nhiều bài viết gây hoang mang dư luận, khiến người dân hiểu sai về công tác điều tra.

Sau khi vụ việc sáng tỏ, thay vì tuyên truyền kết quả điều tra để định hướng dư luận, tờ báo này lại “cay cú” khi có bài viết mang tính ngụy biện, thiếu xây dựng: “Tướng Nguyễn Hữu Cầu đe nẹt Báo Bảo vệ pháp luật, nói vống gấp 2,5 lần”. Mặc dù tiêu đề bài báo đã được sự chữa lại: “Báo BVPL không về Nghệ An viết 25 bài”. 

Báo Bảo vệ Pháp luật: Con dao hai lưỡi

Một sự ngụy biện trơ trẻn khi sự thật đã được phơi bày. Một buổi làm việc tại UBND tỉnh, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội, có sự chứng kiến của lãnh đạo Trung ương và địa phương. Những thông tin Thiếu tướng đưa ra là bản chất vụ việc, và chỉ đích danh những đối tượng cần làm rõ. Trong lúc đó, phóng viên báo Bảo vệ Pháp luật lại quy chụp đối với người đứng đầu lực lượng thực thi pháp luật của Nghệ An.

Thế rồi bài báo của Báo Bảo vệ Pháp luật trở thành chủ đề, nội dung hấp dẫn cho các trang tin chống cộng tích cực tuyên truyền xuyên tạc.

Không những vậy, bài báo còn sử dụng ngôn từ gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu. Cụ thể, bài báo viết: “Với một cơ quan báo chí (Báo Bảo vệ pháp luật), ông còn lớn tiếng đe nẹt, vậy đối với những người dân yếu thế thì tình hình sẽ ra sao?”. Đây là sự quy chụp phiến diện, vô lý. Ai cũng biết, từ trước đến nay, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu luôn có những tranh luận, kiến nghị thẳng thắn, trách nhiệm và tâm huyết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của người dân.

Khi vụ việc xảy ra, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu đã chỉ đạo Công an TP Vinh tập trung điều tra làm rõ vụ việc. Giám đốc Công an tỉnh trực tiếp nghe lời khai của Trung và thường xuyên kiểm tra, đốc thúc điều tra viên sớm đưa kẻ xấu ra ánh sáng. Không ai khác, chính Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu là người nắm rõ từng chi tiết vụ việc liên quan cháu bé B. T. Thế nên, ngoài kết oan tội cho A, Báo Bảo vệ pháp luật còn nợ Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An một lời xin lỗi.

Mỗi nhà báo phải giữ cho mình tâm sáng, bút sắc, lòng trong. Báo chí có chức năng định hướng dư luận, phản ánh khách quan, chân thực vụ việc. Báo Bảo vệ pháp luật có thực lòng bảo vệ pháp luật như tôn chỉ cao quý của tờ báo hay không? Hay đang hoàn toàn đi ngược lại, thậm chí có biểu hiện, hành vi vi phạm pháp luật.

Quy hoạch báo chí đang triển khai liệu rằng Báo Bảo vệ pháp luật sẽ đi về đâu?

  • Huyền Pha

Nguồn: Người con Đất Mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây