Những câu cửa miệng như: “nhỏ không học lớn lên thành nhà báo”, “nhà báo 9 điểm 3 môn”, “báo hại”… đã trở thành nỗi trăn trở của những nhà báo chân chính nhưng thực sự là lời cảnh tỉnh cho những người làm nghề báo.
Những tờ báo như Tuổi trẻ, Đất Việt, Kiến Thức và Tiền Phong…từng bị xử phạt hành chính, đình bản vì đưa tin sai sự thật nhưng dường như “phạt chả thấm vào đâu” dẫn đến một thực trạng “nhờn luật”, bát nháo, thậm chí thách thức cơ quan chức năng, pháp luật. Một cơ quan báo chí bị phạt hàng chục triệu đồng chưa chắc đã có tác dụng răn đe, nhưng nếu một cơ quan báo chí, một nhà báo bị kết luận là đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, sẽ có giá trị răn đe mạnh hơn một quyết định xử phạt hành chính.
Có vẻ như đối với một số tờ báo, tôn chỉ mục đích không quan trọng bằng chỉ mỗi một từ: View (lượng người xem), nhất là hiện nay có một số cá nhân lợi dụng mạng để câu, để nhằm đạt mục đích vụ lợi cá nhân, khi bị phát hiện chỉ trích thì lại im lặng, thậm chí lu loa cho rằng mình bị này kia, có nhiều nội dung đăng tải đọc xong thấy tởm lợm cho ý đồ của người đăng.
Quay trở lại với Báo Bảo vệ pháp luật, sau 26 bài viết (trên báo điện tử báo giấy, facebook Đại Việt của phó tổng biên tập) đưa tin bát nháo, gây hoang mang dư luận về vụ việc bé gái “nghi bị xâm hại” tại Nghệ An, sau khi bị Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu -giám đốc CA Nghệ An điểm mặt chỉ tên thì hậm hực phân bua (mới viết có 9 bài , chưa xoá bài nào), cho rằng bị đe nẹt,…
Mạng danh “bảo vệ pháp luật” nhưng làm việc phản pháp luật, không lẽ luật báo chí cho phép nhà báo được phép viết ra những gì mà mình nghĩ, sai thì xin lỗi rồi xong, các hoạt động của bất cứ một nhà nước nào đều có sự giám sát, hoạt động của CQ điều tra có Viện kiểm sát giám sát rất chặt chẽ, tại sao trước khi nhà báo viết không kiểm chứng qua cơ quan đang giám sát, không đợi kết luận điều tra để biết bản chất của vụ việc, không lẽ là nhà báo pháp luật mà cái tối thiểu nhất của quy luật này cũng không biết?
Báo chí dù là nói, viết, hình ảnh, video… thì cũng có tác động rất lớn, có rất nhiều người đọc, xem, nghiên cứu…nếu không nghiên cứu, điều tra tính đúng đắn mà chỉ nghe qua loa không kiểm chứng dẫn đến nhiều tác hại khôn lường. Anh Báo “Bảo vệ pháp luật” thương bố cháu bé, rồi thương cháu bé nên anh viết loạt bài đòi phá án cho nhanh, đòi công bằng, đòi thế này thế nọ nhưng khi anh biết bố cháu bé bịa chuyện thì anh giả vờ im lặng, anh lái sang chuyện người ta doạ anh, chỉnh anh, đòi người ta bảo anh oan. Lạ chưa?
Báo chí người ta ví như quyền lực thứ 4, nhưng cũng như con dao hai lưỡi. Trao cho anh quyền nói, viết, đưa tin không có nghĩa anh được quyền đâm chỗ này, chọt chỗ khác, doạ doanh nghiệp, tập phá án, phán quyết…
Trong cuộc đua giữa báo chí và MXH, một số cơ quan báo chí, một số nhà báo cho rằng ưu thế đã thuộc về MXH. Thế nhưng, MXH là công cụ ai cũng có thể sở hữu. Vậy lúc này cần vai trò định hướng, phân biệt thật, giả, xác tín nguồn tin của báo chí.Tuy nhiên, một bộ phận báo chí không làm được điều này. Có những nhà báo lên mạng lấy chủ đề để viết, lấy vấn đề để nêu, lấy nguyên status (dòng trạng thái) của người nọ người kia đưa vào bài của mình biến nó thành bài báo, đấy là cách làm báo dễ dãi, lười biếng, cẩu thả, và bằng cách như vậy, trong nhiều trường hợp vô hình trung báo chí đã tự trao quyền định hướng dẫn dắt vào tay MXH.
Thời buổi thông tin tràn lan, là nhà báo đừng đổ lỗi cho mạng xã hội, đừng đẩy tội cho rằng viết bài sai vì anh tin người, vì mọi người đều bảo thế, vì con tim mách bảo. Báo chí có chuẩn thì mới chỉnh được tin xấu độc trên mạng xã hội. Dĩ nhiên, xã hội nào cũng có vài nhà báo lạc đường, nếu độc giả tỉnh táo, không adua vào thì khắc họ hết đường “kiếm ăn”.
– #GLMT #ThườngDân
Nguồn: Thường dân