Trang chủ Loa Phường Tôn Tử cho dư luận mạng lời khuyên gì trong sự kiện...

Tôn Tử cho dư luận mạng lời khuyên gì trong sự kiện Tư Chính?

224
0

Giữa tháng 08/2019, đã xảy ra 3 sự kiện đáng chú ý liên quan đến vụ tàu Trung Quốc xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam.

Thứ nhất, là việc một nhóm người cao tuổi thuộc CLB Lê Hiếu Đằng – gồm Tương Lai, Hoàng Dũng, Võ Văn Thôn, Hà Thúc Huy, Nguyễn Thanh Văn, Huỳnh Tấn Mẫm… – biểu tình trước cổng Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM hôm 10/08. Nhóm này chỉ hô các khẩu hiệu công kích Trung Quốc, và không bị công an cản trở hay bắt giữ. Tuy nhiên, ông Tương Lai (Nguyễn Phước Tương), người tổ chức cuộc biểu tình, đã tận dụng vụ việc để tuyên truyền chống chế độ trên Internet.

Thứ hai, ngày 13/08, tàu khảo sát HD-8 của Trung quốc đã quay lại bãi Tư Chính của Việt Nam. Tuy nhiên, phải đến ngày 16/08, Bộ Ngoại giao Việt Nam và đa số báo chí chính thống mới lên tiếng về vụ việc.

Thứ ba, sáng 18/08, Ryan Martinson (giảng viên Đại học Hải chiến Mỹ) đưa tin rằng 2 tàu của Hải quân Việt Nam đang bám đuôi chặn đường nhóm tàu HD-8 của Trung Quốc ở khu vực phía tây Đá Lát, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Martinson nhận định rằng diễn biến này có thể đẩy căng thẳng lên một mức độ mới, tạo nguy cơ chiến tranh.

Trong tuần qua, dư luận phi chính thống trên Internet đã tận dụng 3 sự kiện trên để tuyên truyền về nguy cơ ngoại xâm, đưa các yêu sách về đường lối đối ngoại đến Chính phủ, kích động biểu tình, và tuyên truyền chống Nhà nước.

Về vấn đề thứ nhất, hiện hầu hết dư luận phi chính thống cho rằng Trung Quốc không đơn thuần “quấy rối” bãi Tư Chính, mà quyết chiếm đóng khu vực này bằng chiêu bài “khai thác chung” hoặc vũ lực; để (1) lấy mỏ dầu; (2) dần biến yêu sách “đường chủ quyền 9 đoạn trên Biển Đông” thành hiện thực; (3) hướng sự chú ý của dư luận Trung Quốc ra bên ngoài để làm yên nội địa, vào thời điểm Trung Quốc đang căng thẳng vì chiến tranh thương mại và vụ Hong Kong; (4) thuyết phục nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng việc xây các đảo nổi ở Trường Sa là một quyết định đúng của ông Tập Cận Bình, vào thời điểm quyết định này đang bị chỉ trích là không hiệu quả, tốn kém.

Trong tuần qua, có 2 người đưa ra bằng chứng có trọng lượng để khẳng định quyết tâm “xâm lược” của Trung quốc, là Đặng Sơn Duân và Trần Đăng Khoa.

Trong một bài viết đăng trên Đại Ký sự Biển Đông, Đặng Sơn Duân chỉ ra rằng “phân nửa lực lượng chủ lực của hải cảnh Trung Quốc” đã được điều đến Biển Đông. Từ đó, Duân kết luận rằng chiến dịch của tàu HD-8 “là một chiến dịch đồng bộ được phê chuẩn bởi dàn lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc”.

Trong khi đó, Trần Đăng Khoa (từng công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội và VOV) trích dẫn một số bài viết kích động chiến tranh trên báo chí Trung Quốc, để khẳng định rằng lần này Trung Quốc thật sự muốn chiếm bãi Tư Chính của Việt Nam. Hiện ông Khoa chỉ đang tuyên truyền rằng Trung Quốc có quyết tâm xâm lược, và là “kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam”; chứ chưa thật sự kích động chiến tranh hay biểu tình. Tuy nhiên, vì các bài viết của ông thu hút nhiều độc giả thuộc các giới quân đội, trí thức, văn nghệ sĩ và quần chúng trung lập, chúng đang góp phần đáng kể trong việc làm dư luận nóng lên, và có thể gây hiệu ứng nguy hiểm nếu ông Khoa đánh mất sự kiềm chế hiện có.

Hiện nay, hầu hết thông tin về tình hình Biển Đông của dư luận phi chính thống hiện đến từ 2 nguồn. Một là trang Twitter của các chuyên gia Mỹ như Ryan Martinson, Carl Thayer… Hai là trang Đại Ký sự Biển Đông của một nhóm chuyên gia người Việt. Khi tường thuật tình hình, các chuyên gia Mỹ thường chêm vào các bình luận về tình thế và chính sách đối ngoại của Việt Nam; còn trang Đại Ký sự Biển Đông hiện chỉ đưa tin, không thiên lệch về mặt chính trị.

Tôn Tử cho dư luận mạng lời khuyên gì trong sự kiện Tư Chính?

Nếu Trung Quốc thật sự có quyết tâm đánh chiếm Biển Đông, như dư luận phi chính thống khẳng định, thì chúng ta càng cần bình tĩnh theo dõi tình hình. Năm 2014, Trung Quốc đã khiến dư luận dồn toàn bộ sự chú ý vào dàn khoan HD-981, và vào những cuộc bạo động để phản đối dàn khoan, để họ thừa cơ xây các đảo nổi tại Trường Sa khi không ai chú ý. Lần này cũng vậy: Trung Quốc có thể tung 7 đòn giả 3 đòn thật, để khiến Việt Nam mất sức và phân tán lực lượng, dần lộ ra các điểm yếu mà họ có thể đánh vào. Về việc này, Binh pháp Tôn Tử có đoạn:

“Sĩ khí của quân đội lúc mới giao chiến thì hăng hái, sau một thời gian dần dần suy giảm, cuối cùng tiêu tan. Người giỏi dùng binh phải tránh nhuệ khí hăng hái của địch cho đến khi nhuệ khí đó của chúng bị tiêu tan giảm sút thì đánh, đó là cách nắm chắc sĩ khí quân đội. Lấy sự nghiêm chỉnh của quân ta đối phó với sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự bình tĩnh của quân ta đối phó với sự hoang mang của quân địch, đó là cách nắm chắc tâm lý quân đội. Lấy gần chờ xa, lấy nhàn chờ mệt, lấy no chờ đói, đó là cách nắm chắc sức chiến đấu của quân đội. Không đi chặn đánh quân địch đang có hàng ngũ chỉnh tề, không đánh kẻ địch có thế trận và lực lượng hùng mạnh, đó là cách nắm vững biến hóa chuyển động”. Như vậy, dư luận Việt Nam càng hoảng loạn thì càng mắc bẫy Trung Quốc. 

Loa Phường

Nguồn: Loa Phường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây