Trang chủ Luận bàn - Phản biện “Văn đoàn độc lập”: Khi mâu thuẫn chồng lên mâu thuẫn

“Văn đoàn độc lập”: Khi mâu thuẫn chồng lên mâu thuẫn

182
0

Cách đây 5 năm khi mà một nhóm Văn nghệ sỹ tuyên bố li khai Hội nhà văn Việt Nam và cho ra đời cái gọi là “Văn đoàn độc lập”, không ít người đã quan ngại cho Hội nhà văn Việt Nam khi chính trong họ đã mất đi những người trụ cột. Đáng nói hơn, nhiều người trong đó đã từng là cây đa, cây đề của nền văn học Việt Nam. Họ ra đi và có tổ chức mới trú ngụ, sự cạnh tranh vì thế cũng là điều tất yếu, không thể nào khác. Đó là chưa nói, ngoài mục tiêu tìm kiếm môi trường sáng tác mới, cảm hứng mới thì những người trong “Văn đoàn độc lập” tuyên bố sẽ làm bẽ mặt Hội nhà văn Việt Nam, kể cả bằng mưu hèn, kế bẩn…

“Văn đoàn độc lập”: Khi mâu thuẫn chồng lên mâu thuẫn

Nhà thơ Nguyễn Duy (Văn đoàn độc lập) sẽ phải hối hận vì những tuyên bố thế này (Nguồn: Fb)

Nhưng rồi, sau năm năm ấy, Văn đoàn độc lập lại đang đứng trước những thứ nguy cơ tan đàn xẻ nghé trong khi Hội nhà văn Việt Nam vẫn không chịu ảnh hưởng gì nhiều bởi sự ra đi đó.

Trong câu chuyện mới nhất, theo nhiều nguồn, “văn đoàn độc lập” đang đứng trước nguy cơ chia rẽ nghiêm trọng khi trong chính mình đang tồn tại hai phe mà xét dưới khía cạnh đường hướng, mục tiêu thì hoàn toàn đối lập nhau. Cụ thể, trong khi “Phe thứ nhất gồm toàn gương mặt của đứng đầu Văn đoàn Độc lập – bao gồm Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc, Hoàng Dũng – tuyên bố rằng văn nghệ sĩ không phải là công cụ phục vụ số đông, phục vụ chính trị; mà phải được tự do sáng tạo, đi tìm cái mới, kể cả cái mới khó hiểu và xa lạ với số đông.

Phe còn lại, được xem như là nhóm ly khai – bao gồm Trần Mạnh Hảo, Hà Sĩ Phu, Lê Phú Khải, Paul Nguyễn Hoàng Đức – tuyên bố rằng văn nghệ “phải gắn với hiện tình phải là công cụ để phụng sự đất nước, chống giặc nội xâm và ngoại xâm”; và phải dễ hiểu với tầng lớp bình dân” (Theo Nguyễn Biên Cương).

Và như thế cái điều mà Văn đoàn độc lập không mong muốn đã xảy ra. Họ đã từng là một khối thống nhất khi ra đi. Nhưng rồi chỉ cần 5 năm sau đó, lại trong chính họ hình thành nên một mối tương quan mâu thuẫn mới. Câu chuyện lại như thuở bắt đầu khi một số người trong đó, đã từng ra đi nhận thức rõ hơn vấn đề (nhóm Trần Mạnh Hảo, Hà Sĩ Phu, Lê Phú Khải, Paul Nguyễn Hoàng Đức), mục tiêu, lí tưởng văn chương và người viết văn. Hay nói rõ hơn, với việc đối chọi lại phe thư nhất (tạm gọi là bảo thủ với những cái tên như Hoàng Hưng, Nguyên Ngọc, Hoàng Dũng), phe li khai đang về gần hơn với Hội nhà văn Việt Nam – họ đang quay lại xuất phát điểm trước khi họ có quyết định ra đi khỏi Hội Nhà văn Việt Nam.

Nói ra điều này cũng đồng nghĩa với việc, có thể vào thời điểm đó, họ chưa hẳn ra đi vì bế tắc trong môi trường sáng tác; vì cơ chế này, cơ chế kia mà có thể đơn giản vì bị lôi kéo, vì bị những cá nhân tiên phong mê hoặc gì đó. Và nay, khi mà “Văn đoàn độc lập” không những không khiến họ tốt hơn mà xấu đi thì họ đã nhận ra những thứ họ từng bị nghe theo và sai lầm đó…

Câu hỏi được đặt ra là liệu sau những sự chuyển đổi nhận thức đó, phe li khai trong Văn đoàn độc lập có quay về với Hội nhà văn Việt Nam không? Có lẽ đây là vấn đề khó hoặc nếu có đi nữa thì đây chưa phải là thời điểm để họ làm cái điều ngỡ như tất yếu và cần thiết đó… Đó là chưa nói, họ còn phải luận thắng thua, tranh giành với phe bên kia, đối địch với mình. Song như đã nói, với những điều đang tồn tại thì Văn đoàn độc lập Việt Nam đang đứng trước những ngã đường mà dù đi hay ở, dù mục tiêu thế này hay thế kia thì việc tan rã, cáo chung chỉ còn là vấn đề của thời gian. Và sẽ tốt hơn cho những thành viên khi xu hướng đó được đẩy nhanh hơn mà thôi.

PHƯƠNG NAM

Nguồn: Non sông Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây