Trang chủ Bản tin Dân chủ Xây dựng mạng xã hội của người Việt – Tại sao không?

Xây dựng mạng xã hội của người Việt – Tại sao không?

204
0

Xây dựng mạng xã hội của người Việt - Tại sao không?

Một mạng xã hội của người Việt Nam

Cách đây một tháng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi gặp gỡ với cộng đồng công nghệ thông tin – truyền thông phía Nam. Tại buổi gặp gỡ này, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng một mạng xã hội mới, công cụ tìm kiếm mới. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, một mạng xã hội mới tôn trọng luật chơi, tuân thủ pháp luật sở tại, và một công cụ tìm kiếm có kết quả đáng tin cậy là cần thiết trong một hệ sinh thái mới.

Đề nghị trên của Bộ trưởng Bộ TT&TT sau đó đã vấp phải sự chỉ trích, thậm chí lên án của một số người, cho rằng việc xây dựng một mạng xã hội riêng của người Việt Nam thực chất là để dễ dàng kiểm soát, nắm giữ thông tin, bí mật của người dùng ở Việt Nam và để Nhà nước dễ dàng trong việc sử dụng mạng xã hội như là một công cụ tuyên truyền, định hướng dư luận.

Tuy nhiên, với cá nhân tôi tôi lại nghĩ khác, ý tưởng về việc xây dựng một mạng xã hội của riêng người Việt Nam là một ý tưởng hay đó chứ. Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 7 trong top 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook đông nhất thế giới, vị trí đó cho thấy lượng người dùng Facebook tại Việt Nam không hề nhỏ. Nếu người Việt có thể tạo ra cho mình một mạng xã hội dành riêng cho người Việt, đáp ứng nhu cầu của người Việt thì đó là điều rất cần thiết. Nó không chỉ là cơ hội để cho người Việt, các doanh nghiệp Việt có thể sáng tạo mà còn giúp chúng ta tránh bị lệ thuộc hoàn toàn vào các mạng xã hội nước ngoài.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2018 doanh thu quảng cáo số tại thị trường Việt Nam đạt khoảng 550 triệu USD. Trong đó, hai mạng xã hội nước ngoài chiếm 67%: Facebook đạt 235 triệu USD, Google (YouTube) đạt gần 133 triệu USD. Thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp nội dung số, truyền hình và báo điện tử trong nước. Điều này cho thấy, cả hai nền tảng mạng xã hội nước ngoài nêu trên không sản xuất nội dung, nhưng lại chiếm thị phần quảng cáo trực tuyến lớn ở nước ta. Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước sản xuất được nội dung, nhưng lại không có nền tảng mạnh, nên hầu như không thể phát triển…

Ở một góc độ khác, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, việc đấu tranh với tin xấu, độc hại trên các mạng nước ngoài, trong khi họ chưa có văn phòng đại diện ở Việt Nam, chưa đóng thuế, đây là vấn đề nan giải. Đối với Facebook trước đây họ chỉ thực hiện được khoảng 30% yêu cầu của Nhà nước Việt Nam, hiện nay họ thực hiện 70% -75%. Youtube tuân thủ tốt hơn, trước tuân thủ khoảng 60% yêu cầu của Nhà nước Việt Nam, nay họ thực hiện được khoảng trên 80% -85%.

Như vậy, việc xây dựng mạng xã hội của người Việt là rất cần thiết vì trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu online của xã hội, vừa góp phần xây dựng văn hóa, văn minh vừa là môi trường tương tác cho người Việt Nam và người nước ngoài quan tâm Việt Nam. Cùng với đó, phát triển mạng xã hội của người Việt cũng là phương thức tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, đặc biệt tạo điều kiện cho hoạt động nghiên cứu, phát triển sáng tạo, phát triển công nghệ.

Theo xu hướng phát triển, Facebook và các mạng xã hội cũng có thể sẽ bị thay thế, bởi không có công nghệ nào có thể sống mãi mà luôn có những công nghệ mới thay thế, như Yahoo Blog 360 độ đã bị “khai tử” khi mạng xã hội phát triển. Trong khi đó, quá trình hoạt động, Facebook đang bộc lộ hạn chế như tin giả, tin sai,… làm ảnh hưởng tới người dùng nói riêng, cộng đồng nói chung. Nhiều nước trên thế giới, trong đó có các quốc gia khu vực châu Âu, châu Mỹ, đã bắt đầu “siết” quản lý với Facebook, Google.

Mới đây, tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, nói về việc xây dựng mạng xã hội Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã nói rằng: “Khi nói đến hệ sinh thái số Việt Nam, tại sao chúng ta đặt vấn đề xây dựng mạng xã hội Việt Nam, nếu như Việt Nam không có mạng xã hội của chính mình thì tất cả là não người Việt Nam ở nước ngoài, hiện giờ họ thu thập thông tin chỉ dùng để quảng cáo, nhưng trong trường hợp đặc biệt họ có thể dùng vào việc khác thì có thể nguy hiểm an ninh. Chúng ta đặt mục tiêu xây dựng các mạng xã hội trong nước những gì chúng ta nói, nghĩ, đọc, mua bán… đều được lưu trữ ở nước ngoài. Nói để mạng xã hội trong nước có số lượng người dùng tương đương với mạng xã hội nước ngoài, như vậy não người Việt Nam phân tán đều và không có bất kỳ nhà mạng nào có thể thu thập được toàn bộ thông tin của người Việt Nam”.

Như vậy, với ý tưởng và cách tiếp cận trên, tôi thấy rằng việc xây dựng một mạng xã hội riêng của người Việt Nam là cần thiết và có thể thực hiện được. Điều quan trọng lúc này là Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp cần chung tay, các cơ quan quản lý cần hỗ trợ chính sách để tạo điều kiện khuyến khích doanh nghiệp thực hiện ước mơ về việc xây dựng một mạng xã hội mang thương hiệu “made in Vietnam” trong tương lai.

                                                                                          Việt Nguyễn

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây