Trang chủ Luận bàn - Phản biện Lần vạ miệng nhớ đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Lần vạ miệng nhớ đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa

290
0

Tôi không nghĩ Nhà thơ Trần Đăng Khoa có ý xấu hoặc kích động gì đó trong việc nêu ý kiến cần có một cuộc chiến tranh với người Trung Quốc sau khi nước này có hành vi xâm lấn chủ quyền tại Bãi Tư Chính, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu mới đây.

Nhà thơ, tác giả của “Góc sân và khoảng trời” và “Hạt Gạo làng ta” đã nói chuyện này tới hai lần (Lần 1 vào ngày 21/7/2019 (https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1242535689238187 )/ Lần 2 vào ngày 2/8/2019 (https://www.facebook.com/trandangkhoa1958/posts/1251143068377449 ).

Lần vạ miệng nhớ đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Nhà thơ Trần Đăng Khoa (Nguồn: FB).

Nhưng điều dễ thấy là dường như trong cách diễn đạt và cách nói của mình, nhà thơ này đã có một sự ngộ nhận không hề nhỏ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Nhà thơ này nghĩ rằng: “Trung Quốc hiện đang xiêu điêu vì cuộc chiến thương mại với Mỹ. Dân Trung Quốc đang ngao ngán. Biết đâu họ đẩy sự chú ý của dân họ ra ngoài nội địa. Cũng có thể họ phá ta không cho ta khai thác dầu khí cùng với các đối tác trong vùng đặc quyền kinh tế của ta. Hoặc cũng có thể họ gây hấn rồi lấy đó mặc cả, đòi ta cho họ đầu tư đường cao tốc Bắc Nam, rồi nhấn chìm chúng ta trong khối nợ nần, bắt ta phải phụ thuộc họ vĩnh viễn.

Nhà thơ cũng ngây thơ khi nghĩ rằng: “Ngay ở Trường Sa hay bãi Tư Chính đang tranh chấp, nếu máy bay quân sự của họ có ra được đến bơi để oanh kích thì cũng sẽ không còn nhiên liệu để quay về. Không lực chỉ phát huy được sức mạnh khi có tầu sân bay. Nhưng tầu sân bay lại là điểm yếu khi xảy ra chiến tranh thực sự. Tên lửa diệt hạm, tên lửa tầm xa của ta chỉ phóng ở bở biểm dọc từ Bắc xuống Nam cũng đã đủ thổi bay máy hòn đảo nhân tạo và mấy cái tàu sân bay rồi. Ấy là chưa kể sức mạnh của tình đoàn kết ở Việt Nam đã từng đánh bại nhiều kẻ thù sừng sỏ mà Trung Quốc từng sợ hãi”.

Rồi lí do chuyện thi công đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông cũng được đưa vào như một lí do nhưng rất ít hoặc không có bất cứ mối liên hệ nào: “Họ [TQ] tốt ở chỗ nào. Đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông họ là Đối tác đấy. Thật kinh hoàng. Chỉ có 13 km mà 16 năm không xong. Đã chết bao nhiêu người vì tai nạn khi làm con đường này. Chúng ta còn sống dở chết dở vì nó với đống nợ cao tày núi và đã phải trả nợ từ năm 2017 đến nay rồi, dù chưa sử dụng được và sẽ còn rất lâu mới sử dụng được. Tuyến đường này vẫn còn thiếu vốn để hoàn thành nhưng tôi nghĩ, chúng ta không nên chi thêm một xu nào vào cái công trình bẩn thỉu đó nữa. Nên để nguyên trạng làm bảo tàng ngoài trời.”

Sau lần lên tiếng này, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã nhận về mình không ít tiếng phàn nàn, nhiều người cũng không ngại chê trách nhà thơ này ra mặt. Lí do được chỉ ra bởi, ông đã làm một cái việc mà nếu tính đến đại cục là vô tình kích động làn sóng biểu tình, thậm chí phản kháng chống TQ. Trong khi đó, môi trường hoà bình, thân thiện và sự ổn định là thứ vũ khí, là ưu điểm vượt trội mà giới chức nhà nước đang sử dụng trong cuộc chiến ngoại giao với TQ.

Sự ảnh hưởng và tác động của nhà thơ dù chưa thể tuyệt đối và quá nhiều nhưng biết đâu nó sẽ tạo ra những hiệu ứng có tính bất lợi…

Xung quanh chuyện này như đã khẳng định ở trên động cơ của nhà thơ trong việc lên tiếng chưa hẳn đã xấu, thậm chí tốt là đằng khác. Điều đó cũng xuất phát từ lòng yêu nước thuần tuý. Nhưng cái đáng tiếc, để nhìn nhận và đi đến những phát biểu kia, nhà thơ chỉ đơn thuần đưa cái góc nhìn của nhà thơ, của tinh thần những năm tháng ông sáng tác những bài thơ đưa ông vào thần đồng thơ Việt Nam chứ không phải là của một chuyên gia phân tích chính trị thực sự. Và chính cái tinh thần cùng với góc nhìn sai nên đã đưa ra những sản phẩm khó hiểu như được nói ra.

Hay nói ở một ngữ nghĩa, góc cạnh khác thì nhà thơ đang đá lấn sân. Ông đang đi đến một lĩnh vực mà ở đó, những kiến thức, thông tin và cách tiếp cận không thể cho ông có được những nhìn nhận, đánh giá cực kỳ khách quan, chuẩn xác. Đây cũng là lí do mà nhiều người đã kêu đòi với nhà thơ Trần Đăng Khoa ông chỉ nên làm thơ, phê bình văn hoá. Còn ngoài ra ông không nên lấn sân sang những thứ mà ông được cho là yếu và kém hơn thiên hạ…

Từ góc nhìn sai của nhà thơ, đã có nhiều người liên hệ với những Nguyễn Công Vượng (nghệ sỹ Vượng râu), nhạc sỹ Tuấn Khanh, rồi những cái tên văn nghệ sỹ hoạt động chính trị khác… Sự so sánh, liên hệ đó hoàn toàn không sai. Nhưng có lẽ, nhà thơ yêu quý của chúng ta chưa đi quá cái biên độ cho phép. Ông nhận thức sai, nói sai vì tiếp cận sai. Nó hoàn toàn khác với việc lợi dụng như cái cách làm của những văn nghệ sỹ được nêu tên. Do đó, với nhà thơ Trần Đăng Khoa nên chăng chúng ta chỉ nên chỉ rõ cho ông biết đâu là sai, đâu là đúng; nặng lời với nhà thơ chỉ khiến nhà thơ vượt xa chúng ta mà thôi.

An Chiến

Nguồn: Việt Nam Mới (vnnew.net)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây