Trang chủ Bản tin Dân chủ Báo chí thời cách mạng 4.0

Báo chí thời cách mạng 4.0

404
0

Thật quan ngại khi một bộ phận phóng viên báo chí trong giai đoạn hiện này dường như đang dần đánh mất nhuệ khí của “cách mạng báo chí” khi họ đang làm việc theo kiểu chụp giật, cuốn theo vòng xoáy của cơn lốc thị trường vì báo lá cải, báo mạng ngày nay nhiều như nấm mọc sâu mưa. Điều này dẫn đến những hệ quả khôn lường khi người dân không còn hứng thú đọc các trang báo chính thống, dẫn tới một hệ lụy là việc các thông tin lề trái, chưa được thẩm định hàng ngày, hàng giờ nhanh chóng tiếp cận với độc giả. Không những vậy, cái thói sính ngoại cũng dần bị tha hóa trong cách tiếp cận các vấn đề xã hội của giới báo chí hiện nay. Đáng chú ý là lương tâm, đạo đức nghề làm báo cũng đang có những vấn đề, khi các bài việc chỉ nhằm tính đến lợi nhuận nên họ tìm mọi cách để tăng lượt view, câu like bằng những cái tít rất giật gân, thậm chí cố tình xáo trộn từ ngữ để câu khách. Điều này đã và đang làm chết dần, chết mòn uy tín của báo chí.

Báo chí thời cách mạng 4.0

Một dạng dật tít rất vá đạo của phóng viên báo Thanh Niên

Hay như liên quan đến ngành cảnh sát, chúng ta dễ dàng nhận thấy một sự so sánh tuy khập khiễng nhưng nó đang là hiện thực trong lĩnh vực báo chí. Chẳng hạn như vừa qua, liên quan đến vụ xả súng tại Mỹ, hệ thống báo Việt cuồng Mỹ đến mức chỉ chú ý trọng vụ xả súng chết 9 là việc cho độc giả thấy mặt tích cực của vấn đề. Chắc do họ nghiền phim Holywood nhiều quá nên có lẽ cuồng cảnh sát Mỹ nên tung hô đủ điều như: khi có kẻ bắn chết 9 người thì đưa tin là lẽ ra phải chết cả trăm rồi, cảnh sát tài quá, người dân thương yêu bảo vệ nhau,…

Báo chí thời cách mạng 4.0

Đây là một dạng sính ngoại mà tác giả nêu trên khi mà lúc nào cũng chỉ đưa tin xấu về VN. Nếu báo VN đưa tin này, chắc nó sẽ bình về phát đạn cảnh sát giết thằng sát nhân kia là: Cảnh sát đang ở đâu khi tay súng bắn chết dân ?. Và một loạt các bài viết ăn theo nhằm té nước theo mưa. Chẳng hạn như vụ hiệp sỹ đường phố ở Sài Gòn bị đâm chết, than ôi! Một loạt các bài viết chê bai, trách móc theo một mạch khá ổn định nhằm hạ uy tín, nói xấu lực lượng công an. Hay như sự việc liên quan đến việc 2 anh CSCĐ đưa cháu bé bị động kinh co giật đi cấp cứu tại sân Thiên Trường những ngày qua cũng thu hút được sự chú ý khá cao, nhất là sau loạt bài báo biểu dương tấm gương người tốt việc tốt thì ít mà chê bai đủ điều khi cố tình đẩy câu chuyện sang một hướng tiêu cực khi cho rằng sơ cứu thế là sai quy định, mượn danh các bác sỹ để bình phẩm một việc làm tốt. Thật tai hại khi não khối C mà đam mê y học nó gây ra hậu quả khôn lường. 

Trong khi đó, hàng trăm chiến sỹ công an, quân đội đang ngày đêm giúp bà con vùng lũ lụt sau cơn bão số 3 thì chẳng thấy báo nào nêu gương. Trong đó phải kể tới trường hợp của đồng chí Thao Văn Súa, Trưởng Công an xã Nhi Sơn, Mường Lát, Thanh Hóa đã gặp lũ quét trong khi làm nhiệm vụ, cơn lũ ấy đã cuốn Anh đi, để rồi mãi sau đó đồng đội và nhân dân tìm thấy anh bị đất đá vùi lấp và anh đã hy sinh để lại vợ và 3 cô con gái còn rất nhỏ… Mồ hôi, nước mắt và máu của người chiến sĩ công an vẫn đổ xuống hàng ngày từ nơi biên cương địa đầu hiểm trở cho đến sân vận động đông người nơi tất cả mọi người đến giải trí, vui chơi.

Báo chí thời cách mạng 4.0

Báo chí thời cách mạng 4.0

Tấm gương người chiến sỹ vì nước quên thân vì dân phục vụ 

Các anh nhà báo nên biết rằng, giá trị thực sự của một con người không phải chỉ ở những gì họ có được, mà chính là ở chất lượng của sự cho đi, sự hy sinh và hiến tặng. Càng cho đi, một cách chân thành, thì chính họ sẽ nhận lại điều thiện lành, tốt đẹp, sự kính trọng của xã hội. Nói như Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão HT. Thích Phổ Tuệ, đó chính là người có sứ mệnh cao cả, đã làm trọn ý nghĩa của đời người. Giá trị đó không bị hạn hữu trong tuổi thọ, mà sống mãi trong lòng dân, trong tâm trí của nhiều người.

Với những lập luận như vậy, có cảm giác rằng báo chí đang tập trung soi mói lực lượng công an, những việc làm tốt thì ít được chia sẻ, chỉ nhăm nhăm theo kiểu bới lông tìm vết nhằm tìm ra những sơ hơ của lực lượng công an để đả kích. Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh với quy trình đào tạo ra một người làm nghề báo chí. Có lẽ họ quá trú trọng đến nghiệp vụ mà quên một câu ngay đứa trẻ con cấp 1 cũng thường hay đọc đó là “tiên học lễ, hậu học văn”. Vì vậy, rất mong các cơ quan quản lý, các trường đào tạo cần lưu tâm hơn về việc đào tạo ra sản phẩm vừa có đủ năng lực và có phẩm chất đạo đức của nghề làm báo. 

Mã Phi Long

Nguồn: Bản tin Dân chủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây