Trang chủ Luận bàn - Phản biện Hình ảnh sơ cứu bé trai trên SVĐ Thiên Trường: Xã hội...

Hình ảnh sơ cứu bé trai trên SVĐ Thiên Trường: Xã hội cần anh hùng thực sự chứ không phải anh hùng bàn phím

159
0

Ngày 04/8, sau trận đấu bóng đá giữa hai câu lạc bộ Nam Định và Hoàng Anh Gia Lai trên sân vận động Thiên Trường trong khuôn khổ vòng 19 giải bóng đá vô địch quốc gia V-league 2019, một hình ảnh đẹp đẽ về hành động nhanh trí, quyết đoán của hai chiến sĩ cảnh sát cơ động để đưa một bé trai kịp thời đến địa điểm cấp cứu đã được lan truyền mạnh mẽ trên các trang báo.

Hình ảnh sơ cứu bé trai trên SVĐ Thiên Trường: Xã hội cần anh hùng thực sự chứ không phải anh hùng bàn phím

Cụ thể, vào khoảng phút 70 của trận đấu, giữa biển người chật ních trên khán đài “chảo lửa” Thiên Trường, một bé trai khoảng 5 tuổi đã ngất xỉu và có dấu hiệu co giật. Do quá đông đúc, không thể di chuyển, nên ngay lập tức, cậu bé đã được đưa xuống phía dưới đường piste để lực lượng an ninh trên sân hỗ trợ đưa ra xe cấp cứu. Hai chiến sĩ cảnh sát cơ động, một người bế cậu bé, trong khi một người khác nhanh trí đưa tay vào miệng CĐV nhỏ tuổi này, để tranh hiện tượng “nuốt lưỡi” trong cơn co giật. Những tưởng hành động đẹp này của hai chiến sĩ cơ động sẽ được tất cả mọi người tán dương, khen ngợi, động viên. Ấy thế nhưng, điều đáng buồn khi mà đâu đó vẫn có những người có những lời dè bỉ, những bình luận, phán xét vô cảm đến lạnh người.

Sự phê phán hai “anh hùng” được xoáy vào vấn đề cách xử lý trẻ co giật của hai đồng chí là sai kỹ thuật y học?!?!?! Và để thêm phần tin cậy, những dẫn chứng nghiên cứu, khuyến cáo y học về cách xử lý trong trường hợp trẻ bị co giật cả trong nước lẫn quốc tế được đem trưng lên.

Chuyên môn và quy trình thì đối với bất cứ lĩnh vực nào thì cũng đều quan trọng cả. Nhưng xin đừng tách biệt quy trình với điều kiên, hoàn cảnh thực tế. Đừng miễn cưỡng đánh đồng quy trình cấp cứ thực hiện trong phòng khám bệnh với nơi “chảo lửa” hàng vạn người hò hét giữa trời giữa đất được. Mấy vị ngồi rung đùi chỉ quy trình thế này thế nọ, nhưng có ai nhìn vào hoàn cảnh, điều kiện thực tế ở nơi xảy ra sự việc??? Trên một sân vận động với hơn 3 vạn người, một “chảo lửa” thực sự, ngồi cạnh nhau còn phải hét vào tai nhau để nói chuyện thì các vị còn muốn gì hơn nữa? Khoa học ở đây tức là các vị muốn để cháu nằm đấy đợi các vị lôi sờ mát phôn livestream thông báo cho ban tổ chức, rồi đợi ban tổ chức điều nhân viên y tế đến à, còn chưa nói đến ảnh hưởng của bão, mưa gió còn chưa biết đâu mà lần. Các thánh nói mà các thánh không động não à.

Lẽ xưa nay, việc soi là việc dễ. Nhàn hạ ngồi rung đùi soi mói: ồ thằng cu công an này làm không đúng, tay chưa rửa nhỡ cháu nhiễm giun, rồi thì đúng ra phải để cháu nó nằm yên ở đấy, còn 2 anh phải cầm dùi cui mà quạt để cho không khí thông thoáng giữa 3 vạn người trên svđ. Trong mọi trường hợp không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đồng nhất giữa cách xử lý khoa học nhất mà có những lúc quan trọng hơn là cách xử lý phù hợp nhất.

Câu hỏi về khoa học và tình người chính là vấn đề ở đây. Mà thực ra ở đây, hai anh cơ động xử lý cực kỳ nhanh trí và khoa học. Liệu có một lúc nào đó những bình luận thờ ơ, vô cảm, những lời lẽ sắc như dao cạo của các lều báo, dân chủ cuội sẽ biến xã hội trở thành tập hợp của những cái nhìn ngờ vực khi muốn giúp đỡ người khác. Cứu cậu bé khỏi cơn co giật thì nó bảo phản khoa học, để yên cho bé nằm một chỗ, chắc mấy nữa dắt các cụ già sang đường thì chúng nó lại bảo để yên cho cụ đi, khoa học bảo rồi tốc độ đi của người trẻ nhanh hơn người già, nên dìu cụ cụ không đi theo kịp, nhỡ cụ ngã…

Nói ra mới thấy, rõ ràng lực lượng công an dường như đang chịu một sự đối xử không công bằng. Bỏ qua việc thực hiện nhiệm vụ quan sát, đảm bảo an ninh cho trận đấu, việc cắn răng chịu đau, vội vã đưa cháu đến địa điểm kịp thời cấp cứu chỉ đơn giản là xuất phát từ suy nghĩ của một con người bình thường. Vậy nhưng hãy thử đối chiếu, cùng một hình ảnh, cùng một hành động, nhưng cái nhìn dành cho các anh công an tiêu cực đến thế nào. Cũng trong khuôn khổ V-league, cách đây không lâu, trong khi điều khiển trận đấu giữa CLB Bình Dương và Hà Nội, trọng tài Ngô Duy Lân sau khi phát hiện một cầu thủ sau pha va chạm có dấu hiệu co giật đã nhanh chóng sơ cứu, nhét tay vào miệng cầu thủ. Sau trận đấu, anh được dư luận không ngớt lời khen, được VFF tặng giấy khen thưởng vì sự nhanh trí của trọng tài này. Thế nhưng cũng với hành động tương tự, chỉ khác hình ảnh một vị trọng tài bóng đá là anh cảnh sát cơ động thì lại có những luồng dư luận dè bỉu. Cái nghề công an nó bất công vậy, nhưng cũng mong rằng hai anh hùng của chúng ta vẫn cứ vui vẻ, an nhiên bởi mình làm việc tốt, những lời dèm pha chỉ thể hiện sự gato của những anh hùng bàn phím.

Nói tóm lại, việc soi mói xưa nay vẫn là việc dễ, nhưng khi đối mặt, giải quyết câu chuyện thực tế thì nó lại sang cấp độ khác. Nếu có thể hãy làm “anh hùng” trong đời sống thật chứ xin đừng làm anh hùng bàn phím.

LION

Nguồn: Nhân quyền, Biển đảo Việt Nam

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây