Thời gian gần đây, trên mạng lan truyền thông tin về một nhóm được coi là “nhà xuất bản” với tên “Tự do”. Nhóm này được quảng bá ầm ỹ trên mạng với các thông tin như nhà xuất bản hoạt động độc lập, hoạt động không nằm dưới sự quản lý của Nhà nước, hoạt động không kiểm duyệt, là không gian phát ngôn cho các nhà “đấu tranh dân chủ” cho Việt Nam.
Được biết, “nhà xuất bản Tự Do” đã từng in ấn, phát hành một số ấn phẩm của các nhà “dân chủ có tiếng” như các cuốn “Phản kháng phi bạo lực”, “Cẩm nang nuôi tù” của nhà “dân chủ” Phạm Đoan Trang.
Sau đây là lời giới thiệu về nhà xuất bản của người có tên Nam Khánh, được cho là đại diện của nhà xuất bản.
“Chúng tôi là một nhà xuất bản hoạt động độc lập, với hoạt động chính là in và phát hành các ấn phẩm hoàn toàn không chịu sự kiểm duyệt của chính quyền Việt Nam. Sách được phát hành thông qua hình thức bán và tặng miễn phí. Chúng tôi từng tổ chức tặng cuốn “Cẩm nang nuôi tù” cho các nhà hoạt động, cựu tù nhân lương tâm và gia đình các tù nhân lương tâm, và gần đây nhất là chương trình tặng 1000 cuốn “Phản kháng phi bạo lực”. Như anh cũng đã biết, cả hai tác phẩm đều của tác giả Phạm Đoan Trang. Chúng tôi cũng chủ động “săn” các đầu sách mới phù hợp với tiêu chí của nhà xuất bản là đề cao các giá trị Tự Do – Dân Chủ – Nhân Quyền và tôn trọng sự thật, khách quan, hoặc “đặt hàng” các tác giả viết về đề tài mà chúng tôi yêu cầu. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẵn sàng nhận in và phát hành các tác phẩm do độc giả viết, nếu phù hợp với các tiêu chí trên và có tác động tích cực đến cộng đồng.”
Như vậy có thể thấy rõ bản chất của nhà xuất bản Tự do là nơi để in ấn, cổ vũ, truyền bá các ấn phẩm có nôi dung chính trị thù địch của các nhà “dân chủ” trong và ngoài nước với tiêu chí như họ nói là độc lập, không kiểm duyệt.
Trước vấn đề này, thiết nghĩ Công an cần vào cuộc khẩn trường điều tra làm rõ những người tham gia sáng lập, mục đích của họ trong việc tán phát các ấn phẩm, cơ cấu tổ chức, nguồn tiền hoạt động, các hành vi vi phạm cụ thể… bởi đơn giản nhóm này mang danh nhà xuất bản nhưng hoạt động không phép, không chịu sự quản lý của Nhà nước. Mặt khác, hành vi in ấn, truyền bá, tán phát các ấn phẩm k được phép phổ biến, nhất là các tác phẩm của nội dung chính trị, thù địch có thể vi phạm những điều cấm xuất bản trong Luật xuất bản, hoặc nặng hơn là các hành vi trong Luật hình sự như in lậu, tuyên truyền chống Nhà nước.
Đây là những mầm mống nguy hiểm mà nếu không ngăn chặn từ đầu, có thể để lại hậu quả khôn lường trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa.
Viễn